Thực trạng quản lý tài chính và CSVC ở các trường mầm non tư thục:

Một phần của tài liệu Một số giải pháp quản lý nâng cao chất lượng chăm sóc giáo dục trẻ ở các trường mầm non tu thục quận 11 thành phố hồ chí minh luận văn thạc sĩ khoa học giáo dục (Trang 67 - 71)

tư thục:

Quản lý tài chính - CSVC cĩ một khác biệt quan trọng giữa HT trường tư thục so với HT trường cơng lập. HT MNTT cĩ những thuận lợi và những khĩ khăn riêng trong cơng việc này. Trước hết, khác với trường cơng lập, HT các trường tư thục đầu tư nhiều cơng sức hơn vào việc quản lý lĩnh vực này. Họ cĩ nhiều quyền hạn hơn nhưng phạm vi quản lý cũng rộng hơn và khĩ khăn hơn rất nhiều.

Hầu hết các HT trường MNTT đều ý thức được rằng, CSVC và thiết bị là yếu tố quan trọng để đảm bảo và nâng cao chất lượng CS - GD trẻ. Trường MN khơng thể CS - GD trẻ tốt nếu như khơng cĩ đủ đồ chơi, đồ dùng dạy trẻ, khơng cĩ thiết bị chăm sĩc trẻ hàng ngày như: bàn ghế, chăn mền, chén bát, xoong nồi, bếp, cơng trình vệ sinh... Đặc biệt trong giai đoạn hiện nay, bậc học MN đang triển khai thực hiện chương trình đổi mới, CSVC của nhà trường phải đáp ứng được các hoạt động của trẻ. Trong khi đĩ, hầu hết các trường MNTT đều tự thu - tự chi, cĩ kinh phí hạn hẹp. Nguồn thu duy nhất là học phí, trong khi đĩ, cĩ rất nhiều khoản chi chiếm tỷ lệ khá lớn mà trường cơng lập khơng hoặc phải chi rất ít như CSVC, thiết bị, lợi tức cho các nhà đầu tư... Vì vậy, việc tính tốn để dành được phần kinh phí phục vụ trực tiếp cho việc nâng chất lượng hoạt động chủ đạo: chăm sĩc - giáo dục trẻ là một việc làm rất khĩ khăn. Trong khi đĩ, sự tồn tại của trường mức học phí cĩ thể thu lại phụ thuộc rất lớn và chất lượng hoạt động này. Tìm kiếm một sự cân bằng thu - chi, cân bằng hợp lý giữa các mục chi là bài tốn thực tiễn đặt ra mà các nhà quản lý trường MNTT luơn luơn phải tìm cách giải.

Trường MNTT là loại hình trường tự thu - tự chi tồn bộ và về nguyên tắc khơng bị giới hạn bởi học phí trần như trường cơng lập. Tuy nhiên, các trường này khơng thể thu quá cao so với trường MNCL cùng địa bàn. Với một

số trường lâu năm, cĩ thương hiệu, cĩ chất lượng tốt thì việc thu học phí tương đối cao để nâng cấp CSVC và đầu tư phục vụ hoạt động tương đối thuận lợi hơn. Cịn với những trường mới, nhỏ và các nhĩm trẻ, kinh phí thu được chủ yếu chỉ đủ trả lương cho giáo viên, phần hỗ trợ CSVC cũng do phụ huynh đĩng gĩp nhưng khơng đủ đáp ứng yêu cầu. Vì vậy, kinh phí đầu tư cho CSVC và thiết bị chủ yếu là để cải tạo, sửa chữa, việc mua sắm các trang thiết bị phục vụ cho hoạt động học tập của trẻ và giảng dạy của giáo viên là rất ít. Do đĩ, đồ dùng, đồ chơi chủ yếu một phần rất cũ kĩ, lạc hậu, phần khác là do cơ giáo và trẻ MN tự tạo từ các nguyên vật liệu sẵn cĩ ở địa phương.

Để tạo nguồn lực phục vụ cho việc CS - GD trẻ tốt, nhất là trong tình hình hiện nay, thì các biện pháp thu hút nguồn lực là vấn đề được nhiều HT quan tâm. Tuy nhiên, nguồn thu chủ yếu là từ học phí mà nguồn này lại phụ thuộc vào chất lượng CS - GD của trường và mức sống, mức độ quan tâm đến sự phát triển của con cái của phụ huynh trong địa bàn.

So với trước đây, CSVC và các trang thiết bị phục vụ cho hoạt động CS - GD trẻ tại các trường MNTT Quận 11 hiện nay cĩ nhiều tiến bộ, song về cơ bản là chưa đáp ứng được yêu cầu.

Với quan điểm lấy chất lượng CS - GD trẻ là trên hết, các HT trường MNTT Quận 11 đã dùng nhiều biện pháp để thu hút sự đĩng gĩp giúp đỡ của các ban ngành, chính quyền địa phương và đặc biệt là cha mẹ các cháu bằng hiện vật, cơng sức, tiền của, động viên giáo viên làm thêm đồ chơi, đồ dùng cho trẻ. Do đĩ, những điều kiện tối thiểu phục vụ cho việc dạy và học của cơ và cháu tương đối đảm bảo. Tuy vậy, để đáp ứng yêu cầu CS - GD trẻ theo hướng đổi mới, với vị trí của bậc học, bên cạnh tấm lịng nhiệt tình ủng hộ của phụ huynh học sinh, các mạnh thường quân, sự tính tốn mềm dẻo và hợp lý của

các HT, chính quyền các cấp cần cĩ những chính sách hợp lý và khả thi để giúp các trường tư thục đỡ gánh nặng về CSVC, cĩ điều kiện để hồn thành tốt hơn nhiệm vụ CS - GD trẻ.

Điều này thể hiện BGH đã thực hiện tốt cơng tác XHH GD. Nhà trường và nhân dân cùng chăm lo tạo nguồn cho sự nghiệp GDMN bên cạnh cĩ sự ủng hộ của Nhà nước.

Tuy nhiên, bên cạnh việc xây dựng CSVC và mua sắm trang thiết bị, việc quản lý sử dụng những cái hiện cĩ nhiều khi lại chưa tốt. Qua trao đổi với các giáo viên và quan sát thực tế cho thấy: nhiều khi giáo viên khơng dám cho trẻ chơi, sợ hỏng, sợ mất đồ chơi. Nhà trường chưa phát huy hết tác dụng của trang thiết bị do các HT quản lý các đồ dùng, đồ chơi quá chặt chẽ, khắt khe. Cách quản lý đồ dùng, đồ chơi như vậy một mặt làm lãng phí số trang thiết bị ít ỏi mà nhà trường cĩ, mặt khác làm hạn chế tính tích cực, tính sáng tạo, tự tìm tịi của trẻ trong các hoạt động. Trong các lớp mẫu giáo, các đồ chơi chủ yếu hiện nay chủ yếu là đồ nhựa với ưu thế ít hỏng, tương đối rẻ tiền, tiện dụng. Tuy nhiên, những trang bị bằng nhựa cho trường MN phổ biến trên thị trường hiện nay hầu như chưa được kiểm định về mức độ độc hại đối với trẻ, hạn chế sự phát triển nhận thức của trẻ về đồ vật thật và chưa phù hợp với xu thế đổi mới giáo dục trẻ mầm non hiện nay là phải tận dụng mọi thứ cĩ sẵn trong tay để dạy trẻ, phát huy tính tích cực, khả năng tự khám phá tìm tịi của trẻ, dạy trẻ sống ở mơi trường nào phải biết điều chỉnh, ứng xử phù hợp với điều kiện mơi trường đĩ. Vì vậy, trừ những trang bị quá phức tạp, các HT cần chỉ đạo giáo viên tạo mơi trường học tập phong phú cho trẻ với nhiều hiện vật cĩ thực trong cuộc sống, với những đồ dùng cơ tự làm; tận dụng những vật liệu cĩ sẵn trong

thiên nhiên để tổ chức cho trẻ tham gia vào quá trình làm ra sản phẩm cho mình, thơng qua đĩ phát triển nhận thức và kĩ năng.

Sự thiếu hụt và khơng kịp thời trong việc tạo nguồn kinh phí cho các trường MNTT đã gây nhiều trở ngại mà các nhà quản lý phải khắc phục bằng nhiều cách tự thân vận động. Giá như HT khơng phải lo lắng kinh phí cho mọi hoạt động của trường như hiện nay mà tập trung chỉ đạo chuyên mơn thì chất lượng và hiệu quả CS - GD trẻ trong trường sẽ đạt chất lượng cao hơn.

Một phần của tài liệu Một số giải pháp quản lý nâng cao chất lượng chăm sóc giáo dục trẻ ở các trường mầm non tu thục quận 11 thành phố hồ chí minh luận văn thạc sĩ khoa học giáo dục (Trang 67 - 71)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(151 trang)
w