Các bớc tiến hành làm rẫy:

Một phần của tài liệu Chuyển biến trong đời sống kinh tế văn hoá của tộc người đan lai ở huyện con cuông nghệ an (từ năm 1973 đến năm 2007) (Trang 43 - 46)

Bớc đầu tiên là chọn đất. Ngời Đan Lai coi việc tìm cho mình một mảnh đất tốt để trồng trọt là rất quan trọng, nó chẳng những mang đến thuận lợi cho

họ trong quá trình khai hoang mà còn quyết định tới năng suất của cả vụ mùa và thậm là nhiều vụ mùa sau đó. Chọn đất có thể kết hợp trong quá trình vào rừng tìm thức ăn, đi lấy củi hay đi sắn bắn, trên hành trình đó họ vô tình bắt gặp một mảnh đất tốt thì họ nhanh chóng đánh dấu vào vùng đất đã chọn và sẽ tiến hành khai hoang để trồng trọt trên mảnh đất đó vào một thời gian thích hợp. Một mảnh đất đợc cho là tốt theo kinh nghiệm của c dân Đan Lai phải là vùng đất t- ơng đối rộng, bằng phẳng, độ dốc thấp, đất mềm và tơi xốp những dấu hiệu… cho thấy mảnh đất đó rất màu mỡ và có thể tiến hành trồng trọt đợc nhiều loại cây trồng cho năng suất cao. Khi tìm cho gia đình mình một mảnh đất thích hợp, ngời Đan Lai có cách đánh dấu riêng để thông báo với những hộ gia đình khác đây là vùng đất đã có chủ. Đánh đấu mảnh đất có nhiều cách, nhng cách phổ biến nhất đó là phát quang một vùng nhỏ trên mảnh đất đã chọn, chặt một cây nứa, chẻ ra lấy các thanh nứa nhỏ xếp thành hình ngôi sao, sau đó cắm vào mảnh đất đã đợc phát quang hay cắm vào thân cây to gần đó. Dấu hiệu này nh là để xác định quyền sở hữu của chủ nhân đối với vùng đất đó, cũng nhờ dấu hiệu nhận biết này, mà những ngời Đan Lai khác không bao giờ xâm lấn vào những vùng đất đã đợc “xác lập” chủ quyên riêng.

Giống nh nhiều dân tộc khác, việc phát canh làm rẫy đợc tiến hành một cách tự phát không theo một khuôn phép hay trật tự nào cả, mạnh ai nấy làm. Việc làm rẫy là của tất cả các thành viên trong gia đình khi đã đủ sức lao động, vì thế ngời Đan Lai quan niệm bất kể là nam hay nữ, những ai khoẻ mạnh thì phải lên làm rẫy. Đi làm rẫy giống nh một sự kiện quan trọng và phải chuẩn bị nhiều thứ từ thức ăn, nớc uống, cho đến các vật dụng làm rẫy Rẫy của ng… ời Đan Lai thờng ở xa nhà, họ phải đi bộ leo rừng, lội suối hàng chục cây số, đi từ nhà đến rẫy cũng mất khoảng nửa ngày, thậm chí có rẫy xa thì hết cả một ngày trời. Cũng có một số ít các hộ gia đình có đợc những đám rẫy gần với nơi ở của gia đình, rất thuận lợi trong việc làm rẫy cũng nh khâu thu hoạch sau này. Việc đầu tiên khi tới nơi làm rẫy, đó là mọi ngời cùng nhau tìm vật liệu để làm một

túp lều tạm cho các thành viên trong gia đình trú ngụ qua đêm trong những ngày trên rẫy. Túp lều thờng chỉ đợc làm bằng tre, nứa, lá cọ hay lá chuối rừng, khi lá chuối rừng trên túp lều đã khô không còn che nắng, che ma đợc nữa thì cũng là lúc công việc làm rẫy đã xong, thế là ngời Đan Lai lại thu xếp về nơi ở của mình chờ ngày thu hoạch.

Bớc tiếp theo là phát quang rẫy. Rẫy trớc khi cha khai thác rẫy là một vùng đất âm u, với nhiều loại cây cối mọc chen chúc nhau. Do vậy, để tiến hành phát quang rẫy thì cần những dụng cụ chuyên dụng nh rìu, dao, rựa, cuốc,… Sau khi đã phát quang rẫy, họ đốt tất cả cây cối hiện có trên rẫy. Bớc tiếp theo là làm đất để trồng trọt, cuốc vẫn là công cụ chủ yếu để đào đất và làm cho đất tơi xốp. Công đoạn làm đất ngời Đan Lai vẫn làm bằng tay nh truyền thống. Nếu nh trong những năm 1975 - 1985, c dân Đan Lai gần nh 100% sử dụng cuốc để làm rẫy, thì đến những năm đầu của thế kỷ XX tình trạng này đã có những thay đổi. Tỉ lệ các hộ gia đình dùng cày bừa có trâu bò kéo để làm đất rẫy đã tăng lên. Tại bản Khe Bu có 38%, còn tại bản Khe Mọi là gần 44% hộ dân dùng cày bừa có trâu bò kéo để làm rẫy, đây là những hộ có đất rẫy gần nhà và địa hình thấp dễ dàng mang đợc cày tới rẫy, còn những rẫy xa và cao thì dùng công cụ truyền thống là cuốc vẫn là lựa chọn duy nhất. Đối với ruộng nớc thì tình hình trên khả quan hơn rất nhiều, nếu nh vào đầu những năm 90 của thế kỷ trớc tỉ lệ các hộ Đan Lai dùng trâu bò kéo cày để làm đất ruộng nớc ớc tính có đến hơn 60%, thì đến đầu năm 2008 tỉ lệ này tại bản Khe Mọi là 93,7% và tại bản Khe Bu là 85,3%. Nh vậy là nhờ đàn vật nuôi tăng lên, nhất là trâu bò mà ngời Đan Lai đã hởng lợi từ việc dùng sức kéo trâu bò trong nông nghiệp thay vì dùng sức ngời nh truyền thống.

Sau khi đã làm đất xong, họ tiến hành chia rẫy thành nhiều khoảnh đất khác nhau, những khoảnh đất này sẽ phù hợp với từng loại cây trồng khác nhau. Đám đất tốt nhất đợc u tiên trồng lúa rẫy, những mảnh đất kém hơn thì đợc sử dụng để trồng những loại cây khác nh ngô, sắn…

Một phần của tài liệu Chuyển biến trong đời sống kinh tế văn hoá của tộc người đan lai ở huyện con cuông nghệ an (từ năm 1973 đến năm 2007) (Trang 43 - 46)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(149 trang)
w