Những tồn tại trong công tác tái định c.

Một phần của tài liệu Chuyển biến trong đời sống kinh tế văn hoá của tộc người đan lai ở huyện con cuông nghệ an (từ năm 1973 đến năm 2007) (Trang 78 - 81)

- Cái lọc ló.

2.2.3. Những tồn tại trong công tác tái định c.

ý nghĩa của dự án di dời tộc ngời Đan Lai đến nơi ở mới thì ai ai cũng thấu hiểu, thành công của dự án là rất to lớn, thành quả đó đã đợc mọi ngời ghi nhận. Tuy vậy, bên cạnh những thành công đã đạt đợc chúng ta cũng phải nhận thấy những mặt yếu kém, những mặt còn tồn tại cần phải khắc phục trong thời gian tới.

Chuyển đến nơi ở mới là chủ trơng đúng đắn của Đảng, Nhà nớc ta và các ban ngành liên quan, chủ trơng đó về lâu dài sẽ tạo điều kiện thuận lợi cho tộc ngời Đan Lai phát triển về mọi mặt. Tuy nhiên, bớc đầu khi vừa đến nơi ở mới tất yếu ngời dân Đan Lai sẽ gặp những bỡ ngỡ, những khó khăn bớc đầu, do cha quen với nơi tái định c, mặt khác, ngời dân vẫn còn nặng lòng nhớ nơi ở cũ. Ngời dân Đan Lai đã quen sống trong rừng, cuộc sống phần lớn vẫn phụ thuộc vào tự nhiên, khi thiếu thốn lơng thực thì vào rừng tìm cái để ăn. Đến nơi ở mới, họ hoàn toàn phải tự sản xuất lơng thực để sống, không thể sống nh nơi ở cũ đợc nữa. Do đó, khi chuyển đến nơi tái định c một số hộ dân tỏ ra chán nãn, bỏ bê các công việc, không chịu lao động sản xuất. Để làm yên lòng nhân dân, trong thời gian tới các cấp chính quyền cần có những sự quan tâm sát sao hơn nữa về đời sống tinh thần cho ngời dân, phải tăng cờng hơn nữa công tác tuyên

truyền, vận động cho ngời dân hiểu đợc lợi ích lâu dài của cuộc sống nơi ở mới và tầm quan trọng của công tác tái định c.

Đến nơi ở mới, đất đai cho sản xuất nông nghiệp và các điều kiện khác để phát triển sản xuất là tơng đối thuận lợi cho nhân dân. Tuy vậy, thực tế cho thấy sau vài năm tái định c cho ngời Đan Lai tình trạng đất nông nghiệp bị bỏ hoang vẫn còn, tính đến hết năm 2007, ớc tính số đất bị bỏ hoang trên những cánh đồng tái định c chiếm khoảng từ 12 - 15% tổng số đất nông nghiệp [57, tr.32]; Tình trạng mất mùa, đói kém vẫn xẩy ra rải rác ở các hộ gia đình ngời Đan Lai tại các thôn bản, tình trạng này có khả năng vẫn còn kéo dài. Một trong những nguyên nhân, đó chính là do ngời Đan Lai vẫn cha thực sự quen với cuộc sống mới, tại nơi tái định c họ phải tự làm ra tất cả mọi thứ, cuộc sống dựa vào tự nhiên nay không còn nữa tình trạng đó khiến cho nhiều ng… ời dân rất bức xúc, thậm chí đã có hộ rời nơi tái định c tìm về nơi ở cũ. Tình trạng sản xuất nông nghiệp cha đi vào quy cũ, tính ổn định trong sản xuất cha cao, có thực tế đó chúng ta cũng thấy một phần lỗi thuộc về ban dự án, khi họ cha chuẩn bị một cách tốt nhất các hạng mục đầu t, nhất là về các công trình phục vụ cho ngành kinh tế số một là nông nghiệp. Cụ thể là thống thủy lợi cha thực sự đồng bộ và hệ thống tới tiêu cha cung cấp đủ nớc cho các cánh đồng, số ruộng thờng xuyên cha có nớc tới vẫn chiếm tỉ lệ lớn, nhất là vào mùa khô nóng. Vì vậy, nhiều nơi đất đai đã bị hoang hoá dần khiến cho ngời dân không thể sản xuất đ- ợc. Việc ứng dụng các loại giống mới vào sản xuất cũng cha mang lại hiệu quả ở trên diện rộng, tỉ lệ các hộ gia đình mất mùa vẫn chiếm một số lợng khá lớn, tỉ lệ hộ nghèo còn cao. Tại hai bản Tân Sơn và Cựa Rào có đến 60,8% các hộ gia đình thuộc diện hộ nghèo. Hàng năm, tỉ lệ các gia đình tái nghèo vẫn còn, năm 2007, tại bản Tân Sơn và bản Cựa Rào có 2 hộ Đan Lai tái nghèo. Các lớp tập huấn nông nghiệp vẫn diễn ra thờng xuyên nhng hiệu quả mà các lớp tập huấn này mang lại cha thật lớn, phần thì do sự tiếp thu còn chậm của đồng bào,

phần khác là do tính ứng dụng, tính thực tiễn trong các lớp huấn luyện còn thấp, nên khả năng ngời dân tiếp thu để mang vào sản xuất do đó còn hạn chế.

Hệ thống hạ tầng cơ sở đã đợc quan tâm đầu t, bớc đầu đảm bảo phục vụ cho cuộc sống của nhân dân. Tuy nhiên, vẫn còn những hạng mục cha kịp hoàn thành khi mà ngời dân tái định c đã đến nhận nhà ở, nhiều hạng mục cho thấy sự xuống cấp nhanh chóng sau một thời gian đa vào sử dụng nh một số đoạn đ- ờng, các công trình cung cấp nớc sạch Một số trình n… ớc sạch công cộng đã bị h hỏng nặng, không sử dụng đợc gây bức xúc rất lớn trong dân chúng. Điều đó cho thấy môt thực trạng chung tại các khu tái định c đó là các công trình công cộng tiến độ chậm, chất lợng công trình thấp.

Hệ thống các trạm y tế phục vụ cho nhân dân cha tốt, sự thiếu thốn đội ngũ y bác sĩ có tay nghề cao, đây cũng là tình trạng chung của các tuyến y tế cơ sở trên khắp lãnh thổ nớc ta. Trang thiết bị để phục vụ cho công tác khám chữa bệnh cho nhân dân còn thiếu thốn, một số còn lại bị xuống cấp, h hỏng càng làm cho sự nghèo nàn trang thiết bị trầm trọng hơn. Tình trạng thuốc men để cấp phát cho nhân dân còn quá thiếu cả về chất và lợng, dẫn đến số lợng ngời dân đến các trạm y tế xã còn thấp, năm 2005 tỉ lệ lợt ngời Đan Lai đến khám chữa bệnh tại các trạm y tế cấp xã chỉ có cha đến 30% tổng số nhân khẩu.

Một số điểm tái định c trờng học xây dựng vẫn chậm so với tiến độ di dân, khiến cho nhiều nơi học sinh phải học nhờ tại các khu nhà của dân trong thời gian trờng học mới vẫn còn trong quá trình xây dựng. Tình trạng học sinh dân tộc thiểu số nói chung và học sinh Đan Lai nói riêng bỏ học giữa chừng vẫn còn nhiều, cho đến nay vẫn cha tìm đợc biện pháp tốt nhất để ngăn chặn tình trạng đó. Đội ngũ giáo viên vẫn cha tìm đợc những phơng pháp dạy học thích hợp nhất để nâng cao lực học cho học sinh các dân tộc thiểu số, trong đó có học sinh Đan Lai, tỉ lệ học sinh Đan Lai có lực học yếu, kém rất cao, số liệu tại tr- ờng tiểu học Môn Sơn 3 là 31,6%, tỉ lệ học sinh trung bình cũng chiếm tỉ lệ lớn

với hơn 63%, trong khi đó số học sinh khá chiếm tỉ lệ rất nhỏ cha đến 4% tổng số học sinh.

Đời sống tinh thần của c nơi tái định c còn cha đợc quan tâm đúng mức, các hoạt động vui chơi giải trí, thể thao văn hoá dành riêng cho ngời Đan Lai còn quá ít. Tại nơi ở mới, tình trạng thiếu các trò chơi hoặc các hoạt động lễ hội hớng tìm về bản sắc văn hoá của tộc ngời Đan Lai, do đó, theo thời gian nhiều bản sắc văn hoá của ngời Đan Lai khi đến nơi ở mới đã bị mai một nh lễ ném còn, lễ cúng họ …

Một phần của tài liệu Chuyển biến trong đời sống kinh tế văn hoá của tộc người đan lai ở huyện con cuông nghệ an (từ năm 1973 đến năm 2007) (Trang 78 - 81)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(149 trang)
w