Tập quán trong sinh hoạt ăn uống.

Một phần của tài liệu Chuyển biến trong đời sống kinh tế văn hoá của tộc người đan lai ở huyện con cuông nghệ an (từ năm 1973 đến năm 2007) (Trang 92 - 94)

- Cái lọc ló.

3.1.3. Tập quán trong sinh hoạt ăn uống.

Tập quán trong sinh hoạt ăn uống của đồng bào có nhiều điểm đáng chú ý. Bữa ăn đợc chia làm hai lần trong ngày, trớc và sau khi đi làm. Lơng thực có mặt trong bữa ăn theo mùa, khi thu hoạch nơng rẫy thì ăn gạo, ngô, sắn, kê… Lúc giáp hạt thì ăn lơng thực tự nhiên nh củ mài, củ nâu, thân cây khủa Th… - ờng hai thứ lơng thực này có mặt cân bằng nhau hàng năm. Mặc dù không bao giờ có đủ lơng thực ngô, sắn quanh năm, nhng ngời Đan Lai ít có sự tính toán kiểu “khéo ăn thì no, khéo co thì ấm” nh ngời Kinh. Mùa thu hoạch đến đồng

bào nấu d thừa, ăn không hết đổ cho lợn, không ăn thức ăn đã cũ, cái gì ngon ăn trớc, cái gì dở ăn sau. Trong bữa ăn, kiêng ăn hết sạch trong nồi, bao giờ cũng để thừa lại một ít. Đồng bào quan niệm nấu vừa đủ ăn thì coi nh thiếu ăn, tâm lý còn thì cứ ăn thoải mái không phải tiết kiệm.

Đối với các loại lơng thực, đồng bào xử lý theo hai cách, một cách cho n- ớc vào nấu hoặc hông cách thuỷ nh ngời Kinh. Cách thứ hai cho ống nứa tơi n- ớng trên ngọn lửa gọi là lam giống nh nhiều dân tộc khác.

Trong khi nấu, đồng bào luôn có sự sơ chế nhất định đối với mỗi loại l- ơng thực, đối với gạo, ngô thì chế biến giống nh nhiều dân tộc khác. Gạo thì nấu cơm, có thể cho ngô vào cùng nấu trộn với cơm khi thiếu gạo. Nếu nh ngô nấu trộn với gạo thì ngô cũng đợc chế biến trớc, tức là đồng bào đâm ngô thành bột nhỏ, sau đó cho vào cùng gạo nấu thành cơm. Đối với sắn cũng vậy, có thể nấu một mình sắn nhng cũng có thể kết hợp với ngô hoặc gạo để nấu thành cơm. Sắn trớc khi đa vào nấu cũng đợc chế biến theo cách nh sau, dùng một vật dụng gọi là “lò” (vật dụng bằng sắt hoặc inox có đục nhiều lỗ ở bề mặt, tạo ma sát để chà sắn lên đó cho thành bột nhỏ) xát sắn lên lò, sau đó cho sắn đã làm nhỏ vào một bao bằng vải để lọc nớc lấy cái. Bột sắn sau khi đã thu đợc, cho vào nấu nh đã nấu với ngô hoặc gạo theo cách trên. Sau khi đã nấu chín, bột sắn đã tạo thành một khoanh nh miếng bánh lớn, màu trắng nóng và thơm ngon. Họ dùng dao, thìa hoặc dây cắt chia cho mỗi ngời mỗi khoảnh.

Món ăn chế biến từ cây khủa là ít sử dụng nhất, vì đây là món ăn không ngon và chỉ dùng đến một khi đã hết mọi thứ để ăn, khi đó phải ăn khủa để duy trì sự sống qua ngày. Ngời ta dùng thân cây khủa để chế biến thành thức ăn vì thân cây khủa có rất nhiều tinh bột. Họ chế biến theo cách sau: thân cây khủa sau khi đợc mang về nhà sấy khô, đến khi chế biến thì mang xuống cho vào cối dã nhỏ, lấy rổ để lọc những vỏ thân cây đọng lại, thứ còn lại tan thành bột ở trong nớc, để một thời gian cho bột lắng lại, gạn nớc lấy tinh bột, bóp vụn cho

vào ống nứa, sau đó nớng trên ngọn lửa, khi chín thì cắt ra từng khoanh. Món này đợc ngời Đan Lai ăn cùng với nớc chấm [1, tr.92].

Tập quán ăn uống là một trong những nét văn hóa của các dân tộc, trong quá trình nghiên cứu về văn hóa ăn uống của ngời Đan Lai cho phép chúng tôi rút ra một số nhận xét nh sau:

Trong tập quán ăn uống của ngời Đan Lai, chúng ta nhận thấy ngời Đan Lai không cầu kì trong cách chế biến món ăn. Họ chủ yếu ăn một cách đơn giản theo hai cách nấu là nớng và luộc, mà không biết đến nhiều cách chế biến món ăn khác nh ngời Kinh và ngời Thái.

Ngời Đan Lai dù cuộc sống còn nhiều khó khăn nhng họ ăn uống và sinh hoạt khá thoải mái, chứ không tiết kiệm quá mức nh các dân tộc khác. Có gì trong nhà thì thoải mái ăn uống, khi hết thì kiếm thứ khác để dùng chứ không ăn uống theo kiểu chắt chiu, dè sẻn.

Ngời Đan Lai thiếu sự sáng tạo trong chế biến các món ăn, dù là nguyên liệu có nhiều thứ đến mấy, thì cách chế biến của họ cũng không hề thay đổi chỉ là luộc hoặc nớng. Kể cả nấu canh họ cũng nấu giống nh luộc của ngời Kinh, họ cho nhiều thứ vào cùng một lúc, sau đó cho muối vào nấu sôi là đã thành món ăn. Họ không biết đến các công đoạn chế biến công phu khác nhau nh các dân tộc khác để tạo ra món ăn ngon hơn.

Trong quá trình sống xen c với ngời Kinh, ngời Thái, một số hộ ngời Đan Lai đã học tập nhiều cách chế biến món ăn theo các dân tộc này, nên trong một số gia đình đã có những thay đổi trong cách chế biến món ăn để làm phong phú hơn bữa ăn hàng ngày của họ. Ngay cả trong những ngày lễ quan trọng cũng đã thấy có những món ăn ngon của ngời Kinh xuất hiện, cụ thể đó là ngày tết họ cũng gói bánh chng, nấu các món ăn nh thịt đông, canh xơng qua đó làm cho… ngày lễ trọng đại này thêm có thêm đợc nhiều hơng vị để lựa chọn.

Một phần của tài liệu Chuyển biến trong đời sống kinh tế văn hoá của tộc người đan lai ở huyện con cuông nghệ an (từ năm 1973 đến năm 2007) (Trang 92 - 94)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(149 trang)
w