Công tác y tế, vệ sinh phòng bệnh của tộc ngời Đan Lai 1 Về tình hình y tế, vệ sinh phòng bệnh.

Một phần của tài liệu Chuyển biến trong đời sống kinh tế văn hoá của tộc người đan lai ở huyện con cuông nghệ an (từ năm 1973 đến năm 2007) (Trang 131 - 132)

- Những biến đổi trong hôn nhân của ngời Đan Lai.

3.4.Công tác y tế, vệ sinh phòng bệnh của tộc ngời Đan Lai 1 Về tình hình y tế, vệ sinh phòng bệnh.

3.4.1. Về tình hình y tế, vệ sinh phòng bệnh.

Tình hình phổ biến ở các bản của ngời Đan Lai là tiếp cận với dịch vụ y tế vô cùng khó khăn. Tuy mỗi bản đều có một suất y tế thôn bản hởng phụ cấp từ ngân sách xã, ngời này đảm nhận nhiệm vụ chăm sóc y tế cho đồng bào trong bản của mình. Một tháng ngời này nhận phụ cấp vài trăm ngàn đồng để đảm nhận một công việc vô cùng khó khăn là chăm lo sức khoẻ cho thôn bản. Thực tế cho thấy đồng lơng phụ cấp quá ít ỏi, nên việc thu hút những ngời có trình độ chuyên môn cao đảm nhận công việc này là gần nh không thể. Vì vậy, tất cả những ngời làm công việc này chắc chắn có trình độ thấp, lại cũng không nhiệt tình với công việc của mình, do đó, dịch vụ y tế của các bản ngời Đan Lai gặp rất nhiều khó khăn. Ngời Đan Lai có truyền thống từ xa xa là khi có ốm đau việc đầu tiên mà họ nghĩ đến là mời thầy cúng về nhà giải hạn, đuổi ma, trừ tà. Thói quen đó đã hằn sâu trong nếp nghĩ của nhiều thế hệ ngời dân, cho đến tận ngày nay khi cuộc sống đã có nhiều thay đổi thì tục lệ mời thầy cúng vẫn còn tồn tại ở không ít gia đình.

Giải pháp mang ngời bệnh đến trạm y tế xã chỉ trở nên phổ biến đối với các hộ gia đình thuộc diện tái định c. Đây là những hộ tiên phong trong việc bài trừ các hủ tục mê tín dị đoan trong cuộc sống nói chung và trong cách chữa bệnh cho ngời nói riêng. Họ đã dần đợc làm quen với các dịch vụ y tế miễn phí tại xã, và thực sự mang lại hiệu quả trong việc chữa bệnh cho con ngời. Nhờ đó, nhiều ngời dân đã không còn tin vào các trò cúng bái, dần dần ngời Đan Lai ở nhiều nơi cũng đã từng bớc tin vào phơng pháp chữa bệnh theo phơng pháp khoa học.

Bảng 3.6. Thống kê số trẻ em Đan Lai dới 6 tuổi đợc tiêm phòng năm 1990 và 2006.

Đơn vị xã Năm 1990 Năm 2006

Số trẻ em Tỉ lệ % Số trẻ em Tỉ lệ %

Châu Khê 11 57,5 27 86,6 Một trong những chuyển biến đáng chú ý nhất trong công tác y tế của ngời Đan Lai đó chính là tỉ lệ tiêm phòng cho con em họ ngày một tăng. Nếu nh vào năm 1990, ở xã Môn Sơn có 7 cháu nhỏ ngời Đan Lai đợc tiêm phòng cơ bản đúng quy trình, chiếm 21,4% số trẻ em ngời Đan Lai của xã năm đó, tỉ lệ này ở xã Châu Khê là 11 em, chiếm 57,5% số trẻ em của xã năm đó thì đến năm 2006 tỉ lệ này đã tăng lên tơng ứng với xã Môn Sơn là 71,6% và Châu Khê là gần 87% (xem bảng thống kê trên). Sự chuyển biến này còn thấy rõ hơn khi so sánh tỉ lệ trẻ em của vùng tái định c với vùng thợng nguồn Khe Khặng. Vào năm 2006, có 67% trẻ em ở vùng thợng nguồn Khe Khặng đợc tiêm phòng, trong khi đó con số này tại vùng tái định c là 97,3% [57, tr.8].

Tuy trong những năm gần đây chúng ta có thể thấy những tiến triển trong việc đa dịch vụ y tế tới đồng bào Đan Lai, nhng xét trên một bình diện rộng và cả những bản ở xa trung tâm xã thì mức độ tiếp cận dịch vụ y tế xã còn cha cao. Năm 2007, trung bình một xã ở huyện Con Cuông có 1,2 bác sĩ, cứ 4.000 ngời dân thì có một bác sĩ chăm sóc. Đối với những bản vùng sâu vùng xa thì lợng bác sĩ trên ngời dân còn ít hơn, khả năng để ngời dân tiếp cận dịch vụ y tế rất khó khăn, đặc biệt là về giao thông đi lại. Theo một thống kê năm 2005, tại bản Châu Sơn có 12% lợt ngời tiếp cận với dịch vụ y tế xã, còn số lợt ngời tại bản Bu thì thấp hơn nhiều chỉ là hơn 3%. Đối với dịch vụ y tế xã còn ở mức độ thấp nh vậy, thì chúng tôi chắc chắn một điều rằng khả năng những ngời Đan Lai đến đợc với dịch vụ y tế huyện chiếm một tỉ lệ rất nhỏ.

Một phần của tài liệu Chuyển biến trong đời sống kinh tế văn hoá của tộc người đan lai ở huyện con cuông nghệ an (từ năm 1973 đến năm 2007) (Trang 131 - 132)