Khài (cúng) chữa bệnh.

Một phần của tài liệu Chuyển biến trong đời sống kinh tế văn hoá của tộc người đan lai ở huyện con cuông nghệ an (từ năm 1973 đến năm 2007) (Trang 97 - 98)

- Cái lọc ló.

3.2.1.3. Khài (cúng) chữa bệnh.

Cúng chữa bệnh là một trong những lễ cúng khá phổ biến trong các dân tộc thiểu số và tộc ngời thiểu số Đan Lai cũng có những lễ cúng để chữa bệnh khi một ngời nào đó ngả bệnh. Việc cúng chữa bệnh chỉ diễn ra khi mà ngời bị bệnh đã mang bệnh quá lâu và đã đợc chữa trị qua nhiều thứ thuốc bằng lá rừng mà bệnh vẫn không hề thuyên giảm. Khi đó, ngời Đan Lai cho rằng ngời đó đã bị con ma ác nhập vào ngời và đây chính là lúc mà họ mời thầy cúng về nhà để khài con ma trong ngời bệnh ra.

Lễ vật cho thầy khài cúng ma bao gồm: một con lợn, một vò rợu cần, một đĩa cá mát. Sau khi có đầy đủ lễ vật thì thầy cúng bắt đầu khài, thầy cúng cầm hai tay hai viên đá cuội, đặt một hòn xuống sàn nhà, hòn kia thầy đập mạnh vào hòn còn lại để gọi ma. Nội dung bài cúng khá dài, chủ yếu nói về công đức, tính tình, ý nguyện của bệnh nhân và gia đình bệnh nhân. Trong bài cúng có đoạn nh sau:

Bản tiếng Đan Lai: Bản dịch:

Ba hồn bảy vế, Ba hồn bảy vía,

Chín hồn mời vế. Chín hồn mời vế.

Hồn ở trong plây, Hồn ở trong mây,

Hồn ở trong hang, Hồn ở trong hang,

Hồn ở lềnh đak. Hồn ở trong nớc.

Vền với ây, với mệ, Về với cha, với mẹ,

Vền ăn cờm, ăn keng, Về ăn cơm, ăn canh,

Vền ăn can, ăn mú. Về ăn cá, ăn mú.

Ma hãy thả hồn xa, Ma hãy thả hồn ra,

Sau khi cúng xong, thầy cúng đứng dậy ra về. Hai ngày sau, nếu ngời ốm khỏi hoặc đã đỡ thì gia chủ mời thầy cúng đến nhà để tạ lễ và trả công bằng một con gà hoặc một con lợn tuỳ theo hoàn cảnh và lòng hảo tâm của gia chủ, nh… - ng nhất thiết phải trả công bằng một con vật có giá trị cho thầy cúng khi ngời ốm đã khỏi bệnh. Nếu ngời ốm không đỡ, thì thầy cúng mặc nhiên không đợc trả công và gia chủ tiếp tục mới thầy cúng khác đến để cúng chữa bệnh cho ng- ời trong nhà.

Việc cúng đễ chữa bệnh cho ngời là vô cùng tốn kém, chỉ những gia đình có kinh tế khá giả mới dám mời thầy cúng về nhà để cúng chữa bệnh. Vì ngoài lễ vật vô cùng tốn kém và phức tạp thì nhà có ngời ốm còn phải chuẩn bị lễ vật để trả công cho thầy cúng. Do vậy, không phải gia đình nào cũng có thể tự túc đủ các lễ vật để mời thầy cúng về nhà. Nếu những gia đình quá khó khăn, thì ngời Đan Lai quan niệm rằng đành phải chờ vào “sự may mắn” mới cứu đợc ng- ời ốm thoát chết.

Một phần của tài liệu Chuyển biến trong đời sống kinh tế văn hoá của tộc người đan lai ở huyện con cuông nghệ an (từ năm 1973 đến năm 2007) (Trang 97 - 98)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(149 trang)
w