Các bớc tiến hành lễ cới.

Một phần của tài liệu Chuyển biến trong đời sống kinh tế văn hoá của tộc người đan lai ở huyện con cuông nghệ an (từ năm 1973 đến năm 2007) (Trang 103 - 107)

Khi ngời con trai và ngời con gái yêu nhau, quyết định lấy nhau, bên họ nhà trai và họ nhà gái tiến hành các bớc sau:

- Lễ han cn mái (lễ chạm ngõ của ngời Kinh).

Trong quá trình tìm hiểu ngời con trai đã tìm đợc một ngời con gái ng ý cho cuộc đời mình, sau đó, ngời con trai tha chuyện cới hỏi của mình với gia đình. Nếu nhà trai nếu thấy ng thuận với đám hỏi này thì chuẩn bị các lễ vật để tiến hành lễ cới vợ cho con trai của mình.

Lần thứ nhất, gia đình nhà trai nhờ một ngời phụ nữ hoặc một ngời đàn ông (gọi là ông bà mối) đại diện cho họ nhà trai đem một áo, một váy, một khăn đến hỏi, nếu họ gái không trả lại lễ vật đó thì coi nh đã nhất trí.

Lần thứ hai, họ nhà trai có ông (bà) mối đi cùng có một váy, một áo, một gói trầu cau đến hỏi, đây cũng có thể hiểu là lễ ra mắt theo ngời Kinh.

Lần thứ ba, đem một gói trầu cau đến hỏi, và nhà trai đặt vấn đề với nhà gái để chuẩn bị tổ chức lễ Han ơi mệ (lễ ăn hỏi) cho đôi trai gái.

- Lễ han ơi mệ (lễ ăn hỏi hay lễ cới).

Đối với ngời Đan Lai họ có hai lễ cới gọi là cới đicới về. Nếu nhà nào không có nhiều của cải để tổ chức cới hai lần nh trên thì có thể tổ chức một lễ c- ới thôi và ngời ta coi nh cới đi và cới về nhập lại một. Thông thờng ngời ta chỉ cới một lần, vì cới hai lần là quá tốn kém.

Họ nhà trai phải chuẩn bị sắm đầy đủ lễ vật đem đến làm lễ cới ở họ nhà gái, bao gồm:

Lợn một con; cá mát 300 con đã làm sạch ruột và phơi khô, cá đợc kẹp theo 5 con một và đợc cho vào 3 sọt; 6 con gà; một váy; một áo; một khăn; một đôi chiếu; một đôi khăn; một vòng tay bạc (các đồ dùng cá nhân có thể mua của ngời Thái - ngời Đan Lai thờng mua váy áo của ngời Thái để làm lễ cới hoặc để dùng); một bình vôi; một vò rợc túc; một bộ chân chài; 15 bát ăn cơm; 3 ống nứa gạo nếp; 3 đồng xu bằng đồng; một xoong đồng đối với con gái đầu lòng (2

xoong đồng đối với con gái thứ hai trở đi, riêng đối với con gái út là 3 xoong đồng).

Tiền thách cới nhà trai phải nộp cho nhà gái. Theo tục lệ của ngời Đan Lai, mẹ cô dâu ngày xa thách cới nh thế nào thì ngày nay con gái họ cũng thách cới bằng từng ấy, nếu giá trị tiền hay vật thách cới thay đổi giá trị thì cũng phải gần tơng đơng so với ngày xa. Khi hai gia đình đã thống nhất các lễ vật của đám cới thì hai họ cũng chọn ngày lành, tháng tốt để nhà trai mang các lễ vật nh trên đến nhà gái tiến hành ăn hỏi. Khác với đám cới của dân tộc Kinh, trong đám cới của ngời Đan Lai thì nhà trai phải chuẩn bị gạo, rợu đủ ăn c… ới cho hai họ. Tất cả lễ vật, rợu, gạo, củi đuốc phải đem đi làm lễ tại nhà họ gái. Khi thịt, cơm chín bắt đầu dọn làm thủ tục thờ cúng cùng với các lễ vật nói trên. Anh em họ hàng nhà gái cũng có lễ vật mừng rể nh trầu, rợu hoặc món quà gì đó để chúc mừng cho chàng rể mới…

Các thủ tục xong cả hai họ cùng ngồi vào mâm và cùng chúc tụng nhau những điều tốt đẹp cho đôi vợ chồng trẻ.

Nếu nhà trai ở xa đến đón dâu, thì khi đến gần bản của họ nhà gái, nhà trai phải làm một cái nhà tạm để nấu nớng, làm một số món trong lễ cới đễ sáng sớm đa lễ vật vào nhà họ gái xin đón dâu về. Tục ngời Đan Lai kiêng nhà trai không đợc xin ở trọ nhà ai, nếu nhà trai không làm nhà tạm mà ở trọ nhờ một nhà ai đó trong làng thì phải mất một con lợn thờ cúng ma cho nhà đó. Nếu nhà gái và nhà trai gần nhau, thì khi đám cới ăn cơm tra xong, họ nhà trai xin phép nhà gái để ra về chuẩn bị tinh thần và lễ vật cho các bớc tiếp theo. Ngay sáng sớm hôm sau nhà trai cho ngời sang đón dâu và thông gia bên nhà gái về bên nhà trai.

Khi rớc dâu về đến nhà trai, thì mẹ và ngời nhà trai phải ra đón cô dâu cách nhà khoảng ít nhất là 50 mét. Họ nhà gái có con về nhà chồng chuẩn bị một bộ quần áo, một đôi chăn, một đôi chiếu, một khăn đen. Đến chân cầu thang nhà trai, cô dâu phải thay bộ quần áo mới, sau đó ông mối làm lễ rửa

chân cho cô dâu bằng nớc vo gạo. Trong nghi thức này, cô dâu và chú rể là ngời bớc lên cầu thang đầu tiên. Đến nhà, cô dâu ra gian nhà ngoài lạy bàn thờ 3 lần và hai vợ chồng mới với ông mối vào buồng làm lễ Phúc penh (lễ tơ hồng). Ng- ời Đan Lai sử dụng một vật gọi là Khăn há (giống nh hơng của ngời Kinh) để vào một cái bát rồi đốt lên để cho cô dâu lạy. Tại căn phòng này, hai vợ chồng trẻ uống chung một chén rợu và cùng uống chung một choé rợu cần (chum rợu cần), bình rợu cần chỉ có hai cần một cần cho cô dâu và một cần cho chú rể, sau đó cả hai cùng thề nguyền sống với nhau trọn đời. Trong lễ cới tại nhà trai, họ nhà trai làm thịt một con gà, một con lợn để cúng tổ tiên và mừng cô dâu mới. Xong thủ tục, cả hai họ và bà con bản làng cùng nhau dự tiệc ngay tại nhà trai để chúc mừng cho đôi vợ chồng trẻ trăm năm hạnh phúc và sinh đợc nhiều con cái. Khi đám cới kết thúc, nhà trai có lễ vật để tạ ơn ông bà mối gồm 1 con lợn và một bình rợu cần. Xong ba ngày cới, họ nhà trai đa cô dâu về nhà gái làm lễ

trả dâu. Trong lễ trả dâu nhà trai chuẩn bị lễ vật bao gồm: hai con gà, hai chai

rợu, tám bát cơm, nhà gái cũng làm cơm mời bố mẹ chồng và ông bà mối. Sau đó, hàng năm nhà trai phải có lễ trả cho nhà gái trong vòng 3 năm sau đó (lễ vật có thể tuỳ theo diều kiện kinh tế gia đình nhà trai, có thể chỉ là một bình rợu và 1 con gà một lần ) [1… , tr.96]. Cới xong, trong 4 ngày tiếp sau đó, cả cô dâu và chú rể phải ở nhà kiêng kỵ, không đợc ra làm việc ngoài khu vực vờn nhà, cũng không đợc ra khỏi nhà để đi bất cứ đâu dù là có việc cần (ngời Đan Lai giải thích họ kiêng 4 ngày vì con lợn có 4 chân, tức là căn cứ theo số chân con vật c- ới để lấy ngày kiêng cho đôi vợ chồng trẻ, nếu là cới bằng gà thì kiêng 2 ngày). Cô dâu kiêng không ra gian ngoài, không lên chạn lấy lúa, không vào buồng cha mẹ, anh chị.

Đám cới ngời Đan Lai hết sức nặng nề, chỉ có gia đình khá giả mới làm đám cới cho con một cách trọn vẹn và đầy đủ từng bớc nghi lễ đó. Nếu nhà trai mà nghèo quá, không thể làm đám cới theo nghi thức nh trên, thì chàng trai

phải ở rể 3 năm, sau đó sẽ tổ chức một đám cới nhỏ hơn và lúc này mới đón cô dâu về họ nhà trai.

Một phần của tài liệu Chuyển biến trong đời sống kinh tế văn hoá của tộc người đan lai ở huyện con cuông nghệ an (từ năm 1973 đến năm 2007) (Trang 103 - 107)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(149 trang)
w