Nguyên nhân sự yếu kém về công tác y tế.

Một phần của tài liệu Chuyển biến trong đời sống kinh tế văn hoá của tộc người đan lai ở huyện con cuông nghệ an (từ năm 1973 đến năm 2007) (Trang 132 - 177)

- Những biến đổi trong hôn nhân của ngời Đan Lai.

3.4.2.Nguyên nhân sự yếu kém về công tác y tế.

Thực tế cho thấy tỉ lệ ngời dân Đan Lai tiếp cận đợc dịch vụ chăm sóc y tế là rất thấp. Có thực trạng đó có thể nhìn thấy những nguyên nhân sau:

- Trớc hết, đó là do thói quen chữa bệnh bằng khài (cúng) của ngời Đan Lai từ xa xa vẫn còn tồn tại cho đến tận ngày nay. Thói quen đó đã ăn sâu vào

trong tiềm thức của nhiều thế hệ ngời dân khiến cho việc thay đổi nó trở nên vô cùng khó khăn không thể làm ngày một ngày hai. Năm 2005, tại bản Bu vẫn còn hơn 12% hộ gia đình Đan Lai chữa bệnh bằng phơng pháp cổ truyền là cúng, con số này tại bản Châu Sơn là 6%. Các bản càng sống xa trung tâm huyện bao nhiêu thì số lợng các hộ chữa bệnh bằng khài cũng tăng lên tơng ứng, có nghĩa là giao thông đi lại càng khó khăn bao nhiêu thì khả năng tiếp cận dịch vụ y tế càng thấp bấy nhiêu và khả năng chữa bệnh theo phơng pháp cổ truyền cũng tăng lên theo chiều nghịch đảo.

- Số lợng các bác sĩ trên đầu ngời quá ít khiến cho việc chăm sóc y tế khó khăn, trung bình có đến hơn 4.000 ngời dân mới có một bác sĩ. Mặt khác các bác sĩ, y sĩ trong xã cũng khó có cơ hội tiếp cận các hộ dân Đan Lai nếu nh họ ở quá xa so với nơi đóng của trạm y tế.

Số lợng các trạm xá cũng quá ít nếu so với một địa bàn rộng nh các xã miền núi Con Cuông. Đó là cha kể đến trình độ chuyên môn, tay nghề của các y, bác sĩ ở đây còn quá thấp, khả năng thu hút các thầy thuốc có trình độ chuyên môn cao về đây công tác gặp rất nhiều khó khăn. Trang thiết bị và thuốc chữa bệnh lại vô cùng thiếu thốn, chậm đổi mới dẫn đến những khó khăn trong công tác khám chữa bệnh cho ngời dân.

- Khoảng cách giữa các trung tâm y tế đối với nơi ở của ngời dân là quá xa, đi lại khó khăn, phơng tiện đi lại thiếu thốn. Bản gần nhất của ngời Đan Lai tới bệnh viện của huyện cũng đã trên chục cây số, bản xa nhất thì lên tới hàng chục cây số đờng rừng núi, vì vậy, khó lòng cho các đồng bào ngời Đan Lai có thể tiếp cận các dịch vụ y tế của huyện cũng nh của xã.

- Mặt bằng kinh tế của ngời Đan Lai còn thấp kém, do vậy, khi tiếp cận các dịch vụ y tế các cấp là tơng đối tốn kém. Đó là nguyên nhân khiến nhiều gia đình có ngời bị bệnh cũng đành phó mặc sự sống chết cho số phận.

- Các cấp ngành liên quan cần đầu t xây dựng nhiều trạm y tế hơn nữa tại các thôn bản, đặc biệt là các thôn bản thuộc vùng sâu vùng xa đi lại khó khăn. Phải có chính sách thu hút nhân tài về công tác tại miền núi, cần quan tâm tới chế độ đãi ngộ cho những y, bác sĩ công tác ở những vùng núi khó khăn, phải làm cho họ có cuộc sống tốt tại nơi công tác, từ đó họ mới toàn tâm toàn ý cho công việc khám chữa bệnh cứu ngời.

- Song song với việc đầu t xây dựng các trạm y tế, các bệnh viện cần quan tâm đầu t nâng cấp trang thiết bị y tế phục vụ cho việc khám chữa những bệnh, tăng cờng các cơ số thuốc về các đơn vị y tế cấp cơ sở. Có những cách quản lý chặt chẽ hơn để đảm bảo thuốc sẽ cấp phát đúng nơi, điều trị cho đúng ngời, đúng bệnh.

- Hàng năm nên tổ chức các đoàn khám bệnh về các thôn bản vùng sâu vùng xa nơi đi lại khó khăn để khám chữa bệnh và phát thuốc miễn phí tới đồng bào các dân tộc thiểu số. Hớng dẫn cho họ cách chăm sóc và bảo vệ sức khoẻ cho mình và các thành viên trong gia đình.

- Tăng cờng công tác tuyên truyền vận động để bà con Đan Lai hiểu đợc những ích lợi trong việc khám chữa bệnh theo phơng pháp khoa học và thấy đợc những sai trái, hậu quả trong việc chữa bệnh bằng các hủ tục mê tín dị đoan, có những chế tài xử lý đối với những ngời hành nghề chữa bệnh bằng việc cúng bái vô căn cứ.

Tóm lại, khi nghiên cứu về đời sống văn hoá của ngời Đan Lai chúng tôi nhận thấy rằng, ngời Đan Lai cũng có một nền văn hoá phong phú và đa dạng bậc nhất trong các nhóm ngời của dân tộc Thổ. Đó là kết quả của quá trình sinh sống, giao lu trong một khoảng thời gian hàng trăm năm với nhiều nền văn hoá của các dân tộc khác nhau trong đó có hai dân tộc lớn là Kinh và Thái. Tuy nhiên, trong quá trình nghiên cứu chúng tôi nhận thấy rằng có nhiều đặc trng văn hoá của ngời Đan Lai đã và đang bị mai một, điển hình nh hội thi uống rợu

cần, hội thi bơi, hội rằm tháng ba, hội thi ném còn, lễ cúng họ, .v.v Khi ng… ời Đan Lai đợc chuyển đến nơi tái định c thì nhiều nét văn hoá truyền thống của họ càng có nguy cơ bị rơi vào quên lãng. Thiết nghĩ, trong thời gian tới chính quyền và ban ngành các cấp có liên quan ngoài việc chú trọng đa ra định hớng phát triển kinh tế cho ngời Đan Lai cần chú trọng tới việc phục hồi, bảo tồn và phát huy các giá trị văn hoá vật chất và tinh thần của tộc ngời thiểu số Đan Lai. Làm đợc điều đó là chúng ta đã góp phần làm tơi thắm lại một bông hoa trong vờn hoa muôn sắc của cộng đồng các dân tộc Việt Nam.

Kết luận

Đan Lai là một nhóm địa phơng của dân tộc Thổ hiện chỉ sinh sống ở huyện miền núi Con Cuông - Nghệ An. Đời sống kinh tế, văn hóa của tộc ngời Đan Lai đã và đang gặp nhiều khó khăn, tuy vậy, trong những năm gần đây, tộc ngời này đã nhận đợc sự quan tâm rất lớn của Đảng và Nhà nớc ta, cụ thể là dự

án tái định c cho tộc ngời này đang đợc thực hiện. Nhờ vậy, đời sống của ngời Đan Lai cũng đang từng bớc đợc cải thiện. Nghiên cứu đề tài này, cũng đã góp một phần nhỏ vào việc tìm ra các định hớng để phát triển kinh tế, bảo tồn và phát huy các giá trị văn hóa vật chất, tinh thần của tộc ngời thiểu số Đan Lai. Sau đây, chúng tôi mạnh dạn đa ra một số kết luận và đề xuất nh sau:

1. Lịch sử hình thành tộc ngời Đan Lai cho đến tận ngày nay vẫn còn là một điều bí ẩn, xung quanh vấn đề này vẫn còn tồn tại rất nhiều ý kiến trái ngợc nhau.

Các nhà nghiên cứu dân tộc học, lịch sử học, xã hội học, văn hóa học vẫn ch… a thể thống nhất đợc một ý kiến chung về nguồn gốc hình thành tộc ngời Đan Lai. Ngay cả những ngời lớn tuổi gốc Đan Lai cũng chỉ nghe cha ông họ kể lại nguồn gốc của tộc ngời mình thông qua các câu chuyện truyền thuyết về “trăm cây nứa vàng” và cái “thuyền liền chèo” để hình dung về một lịch sử khá đau thơng của họ. Tựu chung lại có thể thấy rằng, nguồn gốc của ngời Đan Lai không phải ở vùng thợng huyện Con Cuông ngày nay, mà là ở vùng dới xuôi ở các miền biển và vùng ven sông Lam thuộc các huyện nh Thanh Chơng, Nam Đàn, Nghi Lộc, Cửa Hội, Do quá trình chạy loạn mà họ đã chọn vùng th… ợng của huyện Con Cuông làm nơi c trú cho tộc ngời mình.

Sau khi chạy lên c trú ở phía tây huyện Con Cuông thì vùng Khe Khặng đợc coi là nơi sinh sống đông nhất của ngời Đan Lai ở thời kì sơ khai ấy. Và sau này, khi ngời Đan Lai kể về quê hơng, nơi đất tổ của tộc ngời mình họ thờng nhắc đến Khe Khặng nh một nơi chôn rau cắt rốn của họ. Trong quá trình sinh sống ở thợng nguồn Khe Khặng, sau này, ngời Đan Lai đã gặp và chung sống với một nhóm ngời khác có tên là Ly Hà. Trong quá trình sống chung địa bàn với nhau ngời Ly Hà đã bị nền văn hóa khá mạnh của ngời Đan Lai đồng hóa từ lúc nào cũng không ai biết nữa, dần dần, ngời Ly Hà cũng ít đi, họ sống theo phong tục và lối sống của ngời Đan Lai nên ngời ta không còn phân biệt đợc đâu là ngời Đan Lai đâu là ngời Ly Hà. Sau này ngời ta đã sử dụng tên gọi Đan

Lai hay Đan Lai - Ly Hà để chỉ chung cho nhóm ngời sống ở vùng biên giới của huyện Con Cuông - nơi giáp ranh với nớc CHDCND Lào.

2. Giống nh đời sống kinh tế của nhiều dân tộc ít ngời khác, trong những năm trớc đây, ngời Đan Lai cũng có lối sống theo kiểu du canh, du c, chặt phá rừng làm nơng rẫy. Cuộc sống chủ yếu dựa vào rừng, phụ thuộc rất lớn vào tự nhiên, do vậy, đời sống của ngời Đan Lai gặp vô vàn khó khăn. Trớc Cách mạng tháng tám, mặc dù ngời Đan Lai đã biết trồng lúa nớc, nhng nạn đói vẫn thờng xuyên đe dọa đến đời sống của nhiều hộ dân Đan Lai.

Giữa những năm 70 của thế kỷ trớc, khi nớc nhà đợc giải phóng khỏi sự thống trị của đế quốc Mỹ, thì sự quan tâm của Đảng và nhà nớc ta dành cho các dân tộc thiểu số cũng ngày một lớn hơn. Đời sống kinh tế, văn hóa của tộc ngời Đan Lai cũng từ đây từng bớc có những tiến triển hơn trớc. Tuy vậy, tập tục canh tác lạc hậu vẫn chậm đợc thay đổi, nên đời sống của ngời Đan Lai so với mặt bằng chung vẫn gặp rất nhiều khó khăn.

Bớc sang thập kỷ 90 của thế kỷ trớc, khi đất nớc ta đang trên con đờng đổi mới, đời sống của ngời Đan Lai cũng có những chuyển biến rõ rệt so với tr- ớc. Tuy vậy, để những chủ trơng chính sách của Đảng và Nhà nớc ta thực sự đến đợc với ngời Đan Lai thì phải đến những năm cuối cùng của thế kỷ XX, khi mà các ban ngành chức năng trình Thủ tớng Chính phủ về dự án tái định c cho ngời Đan Lai, cùng với các chơng trình hỗ trợ vốn, giống cây trồng, vật nuôi cho ngời Đan Lai tăng gia sản xuất để thoát nghèo.

Có thể nói, dấu mốc bắt đầu cho những chuyển biến của kinh tế ngời Đan Lai chỉ diễn ra những năm cuối giao thời của hai thế kỷ XX và XXI. Nền kinh tế của ngời Đan Lai đã có những bớc phát triển mới, đặc biệt là kinh tế trồng trọt và chăn nuôi. Về trồng trọt, ngời Đan Lai đã biết ứng dụng nhiều loại cây trồng khác nhau, kỹ thuật thâm canh lúa nớc cũng đã có nhiều tiến bộ hơn trớc rất nhiều, từ khâu làm đất, khâu chọn giống cho đến khâu chăm sóc. Nhờ vậy, năng suất lúa của môt bộ phận hộ dân Đan Lai đã tăng lên đáng kể, thậm chí có

những hộ thu đợc sản lợng lúa nớc trên 3 tấn/ha/vụ, ngang bằng với năng suất của những hộ ngời Kinh, ngời Thái. Các loại cây trồng nh ngô, sắn cũng đợc đa vào trồng trên diện rộng, một số hộ cũng đã thu đợc năng suất khá cao, nguồn l- ơng thực của nhiều hộ Đan Lai cũng vì vậy cơ bản đợc giải quyết. Các loại cây trồng mới nh lạc, mía cũng đợc đa vào trồng trên đất màu của ngời Đan Lai. Nhiều giống cây công nghiệp mới đợc đa vào trồng nh keo, vải, xoài, cam, chanh, nhãn thu đ… ợc những kết quả bớc đầu đáng khích lệ. Nhờ những chuyển biến đó, đời sống của một bộ phận c dân Đan Lai đã từng bớc đi vào ổn định.

Cũng trong giai đoạn này trở đi, kinh tế chăn nuôi của ngời Đan Lai đã từng bớc có chuyển biến tích cực. Tổng đàn gia súc, gia cầm năm sau tăng hơn so với năm trớc. Các loại giống mới đợc đa vào chăn nuôi, kỹ thuật chăn nuôi đ- ợc cải tiến, công tác phòng bệnh cho vật nuôi từng bớc đợc chú trọng nên sản… lợng thịt quy ra tiền hàng năm có tăng, nếu nh năm 2000, mỗi hộ Đan Lai sản xuất đợc 62kg lợn/năm, thì đến năm 2007 con số đó tăng lên 97kg.

Có thể nhận thấy rằng, kinh tế của tộc ngời Đan Lai đang chuyển biến theo chiều hớng đi lên, nhng theo một tốc độ rất chậm. Phần lớn các hộ dân Đan Lai vẫn sống trong tình trạng khó khăn, số hộ nghèo trong tổng số ngời Đan Lai vẫn còn rất lớn, chiếm hơn 65% dân số. Kể từ năm 2000, đã có đề án tái định c cho một số hộ ngời Đan Lai tại thợng nguồn Khe Khặng, với số vốn đầu t rất lớn của nhà nớc, chúng ta có cơ sở để tin tởng rằng trong một tơng lai không xa, kinh tế ngời Đan Lai sẽ có nhiều khởi sắc hơn, họ sẽ có điều kiện hòa nhập và phát triển với cộng đồng các dân tộc khác, cùng nhau chung sức vì một Con Cuông ngày càng phát triển.

3. Trải qua hàng trăm năm lịch sử, tộc ngời Đan Lai đã có một nền văn hóa truyền thống lâu đời khá phong phú bao gồm văn hóa vật chất và văn hóa tinh thần. Ngoài những nét chung về văn hóa giống với các dân tộc c trú trên cùng địa bàn với họ nh Kinh, Thái, thì ngời Đan Lai cũng có nhiều nét văn hóa

mang yếu tố đặc trng riêng khó lẫn. Đó là kết quả của lịch sử từng bớc ổn định địa bàn sinh sống, đồng thời cũng là kết quả của quá trình giao lu và ảnh hởng về kinh tế và văn hóa của các dân tộc khác trong huyện. Xu thế tích cực này có tác dụng thúc đẩy sự phát triển kinh tế, văn hóa của tộc ngời Đan Lai nói riêng và các dân tộc sống trên địa bàn huyện Con Cuông nói chung.

Đời sống văn hóa vật chất của tộc ngời Đan Lai thể hiện khá phong phú từ cách chế biến món ăn, cách tiếp thu và cải biến các loại trang phục cho đến các kiểu xây dựng nhà cửa, tổ chức làng bản Đặc biệt trong đời sống văn hóa… vật chất tộc ngời Đan Lai còn có tục ngủ ngồi có một không hai trong cộng đồng các dân tộc Việt Nam, đó chính là đặc trng văn hóa truyền thống có liên quan mật thiết đến cội nguồn của họ không thể nào phai nhạt.

Đời sống văn hóa tinh thần của ngời Đan Lai cũng khá phong phú và đa dạng. Trong tín ngỡng, ngoài những quan niệm chung của ngời Đan Lai về các loại vật tổ, ngời Đan Lai còn có những quan niệm về linh hồn, về thế giới đất trời trong vũ trụ. Tục thờ cúng tổ tiên cũng đợc thể hiện với nhiều nét đặc sắc riêng, tộc ngời này còn có tục lệ đón tết cổ truyền với nhiều hình thức phong phú. Trong những ngày vui, ngày lễ lớn, họ cũng đã tổ chức nhiều hội trò chơi dân gian nh ném còn, hội uống rợu cần, hội thi bơi góp phần làm phong phú… thêm đời sống tinh thần của ngời Đan Lai. Về văn học nghệ thuật, tuy còn khá đơn giản về loại hình và không phong phú trong hình thức thể hiện nhng qua đó cũng đã nói lên đợc một cách khá đầy đủ những biến thiên của cuộc sống và khát vọng vơn lên làm chủ cuộc sống của ngời Đan Lai. (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

Ngôn ngữ của ngời Đan Lai thuộc ngữ hệ Việt - Mờng và trong tiếng nói hàng ngày của họ cho đến tận ngày nay vẫn còn giữ đợc nhiều tiếng cổ. Trong từ vựng giữa hai nhóm Đan Lai và Tày Poọng có hơn 80% từ chung, nên có nhiều nhà nghiên cứu đang đề nghị xếp ngôn ngữ của hai nhóm này thành một ngữ hệ riêng chứ không phải là phơng ngữ của một ngôn ngữ.

4. Năm 2000, chính phủ đã phê duyệt “Đề án bảo tồn và phát triển bền vững tộc ngời thiểu số Đan Lai hiện đang sinh sống tại vùng lõi Vờn Quốc gia

Một phần của tài liệu Chuyển biến trong đời sống kinh tế văn hoá của tộc người đan lai ở huyện con cuông nghệ an (từ năm 1973 đến năm 2007) (Trang 132 - 177)