Nguyên nhân dẫn đến những yếu kém trong giáo dục của ngời Đan Lai.

Một phần của tài liệu Chuyển biến trong đời sống kinh tế văn hoá của tộc người đan lai ở huyện con cuông nghệ an (từ năm 1973 đến năm 2007) (Trang 128 - 129)

- Những biến đổi trong hôn nhân của ngời Đan Lai.

3.3.2.Nguyên nhân dẫn đến những yếu kém trong giáo dục của ngời Đan Lai.

tỉ lệ học sinh học lực trung bình là 25/61 học sinh, chiếm 41%, chỉ có 5/61 học sinh đạt học lực khá chiếm 8%, không có học sinh giỏi. Trong khi đó, mặt bằng chung của trờng là có 12% học sinh giỏi, 18% số học sinh khá, 61% học sinh trung bình và yếu kém là 19%.

Trong những năm gần đây, học sinh tộc ngời thiểu số Đan Lai nhận đợc nhiều u đãi của ngành giáo dục huyện, các em đợc miễn đóng góp tất cả các loại phí, hàng năm các học sinh này còn đợc nhà trờng và ngành giáo dục huyện cấp phát sách, vở, bút, mực và thậm chí cả quần áo cho các em. Các học sinh này đợc tạo điều kiện tốt nhất để trờng. Tuy nhiên, nhiều học sinh vẫn không mặn mà với việc đến trờng, có những giáo viên hàng ngày vẫn phải đến từng nhà của học sinh để đôn đốc các em đi học, thậm chí phải mang cả xe máy đến tận nhà chở các em đến trờng, nhng tình trạng bỏ học vẫn còn tiếp diễn.

3.3.2. Nguyên nhân dẫn đến những yếu kém trong giáo dục của ngời Đan Lai. Đan Lai.

Thực tế cho chúng ta thấy rằng tình hình giáo dục của tộc ngời Đan Lai còn nhiều khó khăn, từ cơ sở vật chất phục vụ học tập, đội ngũ giáo viên giảng dạy, số lợng học sinh trong độ tuổi đến trờng Sau đây, chúng tôi xin nêu lên… những nguyên nhân nên những khó khăn trong công tác giáo dục cho tộc ngời thiểu số Đan Lai tại huyện Con Cuông.

- Trớc hết, đó là khó khăn về kinh tế. Nhiều gia đình còn nghèo khiến cho việc học tập của con em các hộ Đan Lai cha đợc quan tâm đúng mức. Nhiều gia đình cơm cha đủ ăn, áo cha đủ mặc thì làm sao có thể có tiền để mua quần áo cho con em đến trờng. Hơn nữa, các gia đình Đan Lai thờng rất đông con, nên khả năng cho con em họ đợc đến trờng chỉ có giới hạn, nhiều ngời còn trong độ tuổi đến trờng nhng phải ở nhà lao động phụ giúp gia đình.

- Các bậc phụ huynh ngời Đan Lai phần lớn dân trí còn thấp, nhìn nhận cuộc sống còn giản đơn nên cha xác định đợc đúng đắn tầm quan trọng của công tác học tập của con em họ trong việc chuẩn bị hành trang cho tơng lai.

- Tâm lý tự ti, mặc cảm luôn thờng trực trong hầu hết các học sinh Đan Lai. Họ mặc cảm vì mình là ngời Đan Lai, nên sẽ học không tốt bằng các học sinh ngời dân tộc Kinh, Thái, từ đó hình thành t tởng chán nản, không muốn đến trờng, hoặc khi đến trờng thì với thái độ rụt rè, không hoà đồng với các học sinh khác dân tộc. Đó là nguyên nhân dẫn đến việc các học sinh Đan Lai suy giảm lực học, thiếu ý chí vơn lên, thiếu tinh thần cầu tiến bộ để vợt qua các khó khăn tonrg cuộc sống, trong học tập.

- Đa số các phòng học của các trờng đóng xa so với nơi ở của các gia đình ngời Đan Lai khiến cho việc đi lại để học tập trở nên vô cùng khó khăn với học sinh ngời Đan Lai. Có trờng cách nhà ở của các học sinh trên vài chục cây số đờng rừng thì tình trạng học sinh bỏ học, không muốn và không thể theo học là điều hiển nhiên tất yếu. Đi bộ đờng rừng rất khó khăn, cộng với tâm lý chán nản đã có sẵn khiến cho tỉ lệ học sinh bỏ học càng tăng lên tỉ lệ thuận so với chiều dài đờng đi học của học sinh. Lớp càng cao tỉ lệ học sinh theo học càng thấp. Nếu nh học hết cấp tiểu học thì có trờng gần trong bản, thì muốn học tiếp cấp 2 các học sinh ở các bản đều phải ra trung tâm xã để học vì thế khả năng theo học của các học sinh này thờng rất khó khăn.

- Ngoài tâm lí mặc cảm tự ty, còn do khả năng nhận thức của các học sinh ngời Đan Lai thấp hơn so với mặt bằng chung nên các học sinh thờng có tâm lý chán nản trong học tập. Tính tích cực trong học tập gảm sút khiến cho kết quả học tập càng thấp hơn so với khả năng. Tỉ lệ học sinh trung bình và yếu kém chiếm một tỉ lệ lớn, ví nh tại trờng tiểu học Châu Khê 1 số học sinh Đan Lai có kết quả học tập yếu kém là 51% và số học sinh có lực học trung bình là 41%.

Một phần của tài liệu Chuyển biến trong đời sống kinh tế văn hoá của tộc người đan lai ở huyện con cuông nghệ an (từ năm 1973 đến năm 2007) (Trang 128 - 129)