Công ty tư nhân 6 công ty 1,60%

Một phần của tài liệu Phát triển dịch vụ vận tải của việt nam đáp ứng hội nhập kinh tế quốc tế (Trang 51 - 53)

- Tàu chuyên dụng chở container:

4 Công ty tư nhân 6 công ty 1,60%

5 Công ty liên doanh 6 công ty 1,60%

Cộng 373 doanh nghiệp 1 0 0 %

Nguữn: Cục hàng hải Việt Nam

Qua bảng trên, chúng ta thấy tuy đã có sự đa dạng hoa thành phần nhưng sự chênh lệch về tỷ lệ giữa D N N N và các loại hình doanh nghiệp khác là rất lớn. Số D N N N hoạt động trong lĩnh vực dịch vụ hỗ trợ hàng hải, tiếp cận và sử dụng dịch vụ cảng chiếm tỷ trọng quá cao (56,8%), trong k h i đó các loại hình doanh nghiệp khác được Nhà nước khuyến khích (công ty cổ phần, công ty tư nhân) thì vẫn rất hạn chế.

Các loại hình dịch vụ hỗ trợ hàng hải, tiếp cận và sử dụng dịch vụ cảng ngày càng phát triển đa dạng về ngành nghề. C ó ba loại hình dịch vụ hàng hải nhiều doanh nghiệp tham gia nhất, đó là: dịch vụ đại lý tàu biển v ớ i 212 doanh nghiệp, dịch vụ môi giới hàng hải với 200 doanh nghiệp và đại lý giao nhận vận tải với 130 doanh nghiệp.

V ớ i cam kết của Việt Nam về dịch vụ vận tải biển trong quá trình hội nhập (WTO, AFAS,...), hiện đã có 6 liên doanh hoạt động trong lĩnh vực dịch vụ này. Tuy nhiên các liên doanh này chỉ được hoạt động trong 3 loại hình dịch vụ hỗ trợ vận tải biển là: dịch vụ xếp dỡ container, dịch vụ thông quan và dịch vụ kho bãi container.

Trình độ nghề nghiệp và năng lực k i n h doanh ở n h i ề u d o a n h nghiệp còn yêu

Các doanh nghiệp làm dịch vụ vận tải biển hiện nay của Việt Nam, chỉ trừ một vài doanh nghiệp lớn và có uy tín, còn nói chung đều rất nhỏ, chưa đủ kinh nghiệm cũng như cơ sở vật chất, phương tiện và các điều kiện cần thiết khác để hoạt động. Nhiều cán bộ, nhân viên hoạt động dịch vụ yếu cả về chuyên m ô n nghiệp vụ lợn ngoại ngữ. Hoạt động dịch vụ hỗ trợ hàng hải, tiếp cận và sử dụng dịch vụ cảng tuy không cần nhiều vốn, nhưng điều đó không có nghĩa là các đơn vị không phải đầu tư. Cụ thể là doanh nghiệp phải thường xuyên nâng cao nâng lực cho cán bộ cũng như trang bị hệ thống vi tính, kho bãi và các thiết bị vận chuyển. Do thường xuyên phải tiếp xúc với tàu nước ngoài nên dịch vụ vận tải biển không chỉ là hoạt động kinh tế thông thường m à còn liên quan

đến các vấn đề đối ngoại, văn hoa, an ninh. Vì vậy, một nhân viên khi tuyển vào làm việc phải được lựa chọn kỹ càng về trình độ chuyên môn, lý lịch, thái

độ chính trị.

Tốc độ các giao dịch trong thương mại quốc tế diễn ra ngày một nhanh chóng,

đòi hỏi người làm công tác dịch vụ hỗ trợ hàng hải, tiếp cận và sử dụng dịch vụ cảng phải làm việc chính xác, có chất lượng để giảm thiểu tối đa những sai sót. Ngày càng nhiều đại lý tham gia vào chương trình đảm bảo chất lượng (Quality Assurance), bởi vì tham gia vào chương trình này là điều kiện đảm bảo để được các hãng chọn làm đại lý và tăng thêm giá trị phục vụ của họ. Để có được điều kiện này, người làm đại lý phải có được xác nhận của nhiều công ty lớn, kèm theo một nguồn tài liệu đầy đủ về họ và phải hiểu rõ văn hoa kinh doanh khác

của các nước. Ngoài việc đảm bảo chất lượng, còn có những chương trình của UNCTAD quy định tiêu chuẩn chất lượng tối thiểu cho người đại lý được rất nhiều hiệp hội đại lý ở các quốc gia khác nhau lấy làm căn cứ tiêu chuẩn chất

lượng, và ISO 9002 được chọn là tiêu chuẩn chứng minh chất lượng phục vụ cao.

Hiện tại, phần lớn các doanh nghiệp Việt Nam đều chưa chú ý đến khâu đào

tạo nguồn nhân lực cũng như đầu tư đúng mức cho hoạt động kinh doanh của mình. Các doanh nghiệp cần có k ế hoạch để đào tạo một lớp mới cán bộ trẻ có

năng lực cũng như cần có những dự án đầu tư lâu dài thì mới có thể tồn tại

được trong thời gian tới.

Một phần của tài liệu Phát triển dịch vụ vận tải của việt nam đáp ứng hội nhập kinh tế quốc tế (Trang 51 - 53)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(138 trang)