Gia nhập các công ước quốc tế

Một phần của tài liệu Phát triển dịch vụ vận tải của việt nam đáp ứng hội nhập kinh tế quốc tế (Trang 96 - 98)

- Đường hàng không: nâng cấp, mở rộng và xây dựng mới các cảng hàng

1. về luật pháp, cơ chế, chính sách và quản lý

1.7. Gia nhập các công ước quốc tế

Một trong những nguồn luật quốc tế quan trọng nhất là các điều ước quốc tế.

Điều này đặc biệt chính xác đối với Luật hàng hải quốc tế. N h i ề u nguyên tắc và qui phạm pháp lý quan trọng trong Luật hàng hải đã được đề ra, hoàn chỉnh tại các diễn đàn quốc tế và được thể hiện thành các công ước quốc tế. Một nguyên tắc cơ bản của luật quốc tế là điều ước quốc tế, k h i có hiệu lực, sẽ trở nên ràng buộc đối với các bên tham gia. Cũng có thể xảy ra trường hợp các qui định trong một điều ước nào đó lại được chấp nhận và thực hiện rộng rãi trên trường quốc tế, và sau một thời gian, có thể trở thành tập quán quốc tế mang tính ràng

buộc với tất cả các quốc gia dù có hay không là thành viên của điều ước đó. 89

Đáng chú ý là trong các công ước hàng hải liên quan đến các vấn đề về an toàn của tàu biển, bố trí thuyền bộ, điều kiện lao động, ngân ngừa ô nhiễm... có một qui định gọi là "điều khoản không đối xử ưu ái hom" (no-more-favourable- treatment clause). Điều khoản này qui định các quốc gia thành viên phải có trách nhiệm bảo đảm rằng các qui định cua các công ước cũng sẽ được áp dụng đối với tàu nước ngoài treo cặ quốc tịch của một nước không phải là thành viên, tương tự như áp dụng đối với tàu treo cặ của quốc gia thành viên. Về ý nghĩa pháp lý, các công ước đó không có giá trị ràng buộc đối với những nước không phải là quốc gia thành viên. Nhưng khi tàu biển treo cặ các nước này đến cảng hoặc ở trên lãnh hải của các quốc gia thành viên thì chúng phải chịu sự điều chỉnh của các tiêu chuẩn đã được qui định trong công ước. Chính vì vậy, dù muốn hay không, trên thực tế, tàu biển của các quốc gia không tham gia công ước nhưng hoạt động vận tải biển quốc tế chắc chắn phải tuân theo các qui tắc và tiêu chuẩn của công ước, và các quốc gia không tham gia đã chịu tác động của công ước một cách gián tiếp.

Một đặc điểm đáng lưu ý nữa là tính chất tự thực hiện ịseự-executing character) của các công ước về hàng hải. Hầu hết qui định trong các điều ước quốc tế đều nhằm vào các chính phủ, thể hiện qua việc yêu cầu chính phủ của các quốc gia thành viên công ước phải có nghĩa vụ áp dụng các qui phạm này và thi hành các biện pháp bảo đảm việc tuân thủ điều ước. Nhưng trong các công ước về hàng hải, nhiều qui định còn mang tính chất tự thực hiện, nghĩa là k h i công ước đã có hiệu lực, thì nghĩa vụ thi hành công ước là của các bên tư nhân (các công dân và công ty) trong quốc gia thành viên đó. Đặc biệt, đối với những công ước hàng hải mang tính chất kỹ thuật, thì các điều khoản của công ước hoàn toàn mang tính bắt buộc đối với các quốc gia thành viên và các bên tư nhân trong quốc gia thành viên đó.

Có thể nói, Việt Nam đã thực hiện tốt các điều ước quốc tế về hàng hải đã gia nhập, trong đó đáng chú ý là Công ước quốc tế của Tổ chức Hàng hải quốc t ế ( I M O ) về Tiêu chuẩn đào tạo, cấp chứng chỉ và đi ca của thuyền viên (STCW- 78 và sửa đổi 1995). Thoa thuận Tokyo về kiểm soát Nhà nước tại cảng

Một phần của tài liệu Phát triển dịch vụ vận tải của việt nam đáp ứng hội nhập kinh tế quốc tế (Trang 96 - 98)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(138 trang)