Mở rộng tuyển đường hoạt động

Một phần của tài liệu Phát triển dịch vụ vận tải của việt nam đáp ứng hội nhập kinh tế quốc tế (Trang 114 - 116)

Các doanh nghiệp vận tải và dịch vộ vận tải cần hoàn thiện và mở rộng tuyến

đường hoạt động. Đố i với doanh nghiệp VTHK, việc mở thêm các đường bay

mới là hết sức quan trọng, tuy nhiên mạng đường bay m ớ i phải được thiêt lập trên cơ sở tiềm lực của các hãng và lợi thế so sánh của hãng. Cụ thê:

+ Mạng đường bay quốc tế khu vực ở tầm ngắn - trung (từ Ì đến dưới 3 giờ bay) giấ vai trò chủ đạo của toàn bộ đường bay khu vực. Ư u thế cạnh tranh của mạng đường bay này là đường bay thẳng với tần suất bay cao. Trong thời gian tới, chỉ cần đầu tư nhấng loại máy bay nhỏ, phục vụ việc mở rộng mạng

đường bay này trong khu vực.

+ Mạng đường bay quốc tế khu vực tầm trung - xa (từ 3 đến dưới 6 giờ bay) chủ yêu phát triển đối vói khu vực Đông Bắc Á. uú thế của mạng đường bay này là đường bay thẳng, tần suất bay tương đối cao (tối thiểu Ì chuyến/ngày), chất lượng dịch vụ mang tính cạnh tranh cao. Trong thời gian tới, cần chủ yêu dựa vào các đường bay hiện có, tuy nhiên cũng càn dự tínhsẽ tâng tần suất bay trên nhũng tuyên đường này.

+ Mạng đường bay quốc tế tầm xa xuyên lục địa sẽ được phát triển một cách thận trọng, dựa trên hiệu quả của toàn mạng, giúp ổn định cho các đường bay khu vực và nội địa, đóng vai trò là cầu nối mạng đường bay khu vực, nội địa với các thị trường lớn ở Châu Âu, Bắc Mỹ và úc.

Hợp tác liên minh chiến lượcvề tiếp thị và mạng đường bay sẽ là giải pháp quan trọng để hàng không Việt Nam thâm nhập, tăng cường khai thác các thị trường lớn ở Châu Âu, Bắc M ỹ cũng như nhiều thị trường quốc tế và khu vực khác.

- Xác định mức giả cả và chi phí hợp lý

Trong môi trường cạnh tranh khốc liệt như hiện nay, chính sách giá cước và các loại chi phí là một vấn đề quan trọng để giành giật thị phần chuyên chở. Nhiều nghiên cứu đã chỉ ra rằng cước phí và các loại chi phí dịch vụ vận tải ở Việt Nam luôn cao hơn các nước trong khu vực . Biểu giá cước không mang tính cạnh tranh cao, còn thiếu tính linh hoạt và đặc biệt là giá ưu đãi cho khách hàng thường xuyên của Việt Nam còn hạn chế.

Lợi thế trong cạnh tranh của ngành dịch vụ vận tải Việt Nam là chi phí nhân công và chi phí quản lý thấp nhưng bất l ợ i của ta nằm ở chỗ chi phí cho

phương tiện vận tải (tàu biển, máy bay, tiêu hao nhiên liệu....) và thủ tục hành chính rườm rà. Để có được chính sách giá cước phù hợp, cần giải quyết những vấn đề chính sau:

> Xây dựng chính sách giá phù hợp với từng thị trường nhất định. Hơn thế

nữa, biểu cước và các loại chi phí phải mềm dỗo, linh hoạt, duy trì mức giá cước ổn định và tăng cường hỗ trợ các dịch vụ có liên quan.

> Cần đưa ra nhiều mức giá để khách hàng có nhiều chọn lựa. Đây là cách đa dạng phân đoạn trong từng thị trường nhỏ để khách hàng có những lựa chọn tốt nhất cho những yêu cầu của mình.

> Tiết kiệm các chi phí kinh doanh nhờ vào cơ cấu bộ máy tổ chức hợp lý, gọn nhẹ, tinh giảm đội ngũ lao động gián tiếp và nâng cao năng suất làm việc của đội ngũ nhân lực.

> Đố i với những thị trường tiềm năng đang trong giai đoạn thâm nhập thị trường, có thể chấp nhận chịu thua lỗ ban đầu để thu hút khách hàng, giành lấy thị phần sau đó dần tâng giá đi đôi với việc nâng cao chất lượng dịch vụ vận tải.

Một phần của tài liệu Phát triển dịch vụ vận tải của việt nam đáp ứng hội nhập kinh tế quốc tế (Trang 114 - 116)