Về dịch vụ vận tải thủy nội địa

Một phần của tài liệu Phát triển dịch vụ vận tải của việt nam đáp ứng hội nhập kinh tế quốc tế (Trang 85 - 88)

- Nguồn nhân lực

2.3. về dịch vụ vận tải thủy nội địa

V ớ i vận tải thủy nội địa, Nhà nước Việt Nam cho phép thành lập liên doanh vốn nước ngoài ngay khi gia nhập WTO. Ngành đường thủy nội địa ( Đ T N Đ ) có nhiều cơ hội và thách thức để phát triển và cạnh tranh ặ vùng Đồng bằng Bắc bộ và Nam bộ. Nguyên tắc của WTO là không phân biệt đối xử v ớ i phương tiện thủy nội địa, tự do vận tải thủy nội địa, minh bạch hóa chính sách đầu tư, phát triển giao thông vận tải Đ T N Đ có bằng nguồn vốn trong nước và nước ngoài. N h ư vậy, nếu không được đầu tư và đổi mới trang thiết bị thì vận tải đường thủy nội địa Việt Nam sẽ thua trên sân nhà.

So với các nước trên thế giới, Việt Nam được UNESCO xếp vào tốp l o nước có mạng lưới sông dày đặc nhất thế giới. So v ớ i các nước trong khu vực Đông Nam Á, Việt Nam có mật độ sông kênh lớn nhất. Vì vậy, Việt Nam là một nước có t i ề m năng lớn về giao thông đường thủy.

Hiện nay đã có luật Giao thông Đường thủy nội địa nhưng thường thì người dân sông nước chỉ đối phó với các quy định của luật chứ không phải là tuân thủ. Vì vậy, phải tăng cường tuyên truyền luật giao thông hơn nữa để sớm đưa luật thực sự vào trong dân. Cũng cần nhanh chóng hoàn thiện hệ thống văn bản dưới luật Đ T N Đ như tiêu chuẩn, quy trình kỹ thuật ngành cho phù họp với quy định của WTO. Cho đến năm 2010, Cục Đường sông Việt Nam phải sửa đổi, xây dựng m ớ i 40 tiêu chuẩn kinh tế, kỹ thuật để Chính phủ mặ cửa vận tải Đ T N Đ cho phù hợp v ớ i những cam kết của Việt Nam sau khi gia nhập WTO.

Tựu chung lại, với hiện trạng ngành G T V T thủy nội địa hiện nay, rất khó khăn cho Việt Nam hội nhập với khu vực.

2.4. về dịch vụ v ậ n tải đường sắt

Mức độ cam kết trong lĩnh vực dịch vụ này ít hơn. Do đang thuộc độc quyền của doanh nghiệp nhà nước (DNNN), nay chuyển sang hướng tự do hóa cung cấp dịch vụ cho m ọ i thành phốn kinh tế nên Việt Nam chỉ cam kết ở mức độ thận trọng, cho phép thành lập liên doanh với vốn góp của nước ngoài không quá 4 9 % trong lĩnh vực vận tải này. Cho nên cơ hội và thách thức đối v ớ i ngành này không rõ nét như các ngành dịch vụ vận tải khác.

2.5. về dịch v ụ v ậ n t ả i đường bộ

Đa số nhà cung cấp dịch vụ trong nước là các doanh nghiệp nhỏ và hộ gia

đình, vì vậy cam k ế t chỉ dừng ở mức độ cho phép liên doanh đến 4 9 % vốn

nước ngoài ngay khi gia nhập; sau 3 năm tùy theo nhu cốu thị trường có thể cho phép liên doanh đến 5 1 % để vận tải hàng hóa và 1 0 0 % lái xe của liên doanh phải là công dân Việt Nam.

Các phân ngành dịch vụ vận tải như vận tải đường thủy nội địa và vận tải

đường bộ đều có cam kết tương đối chặt chẽ. Mục tiêu của các cam kết này nhằm tạo điều kiện cho các nhà cung cấp dịch vụ vận tải trong nước (đa số là doanh nghiệp nhỏ và vừa hoặc hộ kinh doanh cá thể) có thời gian để tự đổi mới, nâng cao năng lực cạnh tranh của mình.

Trước những thách thức của hội nhập quốc tế, các doanh nghiệp vận tải Việt Nam không còn con đường nào khác là phải tự đổi mới mình, đa dạng hóa loại hình kinh doanh, đốu tư cơ sở vật chất và nguồn nhân lực để có thể trụ vững

trước làn sóng này. Đồ n g thời, cộng đồng các doanh nghiệp dịch vụ vận tải phải có tiếng nói chung, phải liên minh liên kết để tạo nên sức mạnh chung cùng các Hiệp hội. Công việc này đòi hỏi phải có sự chỉ đạo và ủng hộ của

Nhà nước, các ban ngành, hiệp hội đại lý và môi giới hàng hải,.... Chính phủ cần hoàn thiện thể chế k i n h doanh phù hợp với thông lệ của WTO, bao gồm: "Luật chơi, người chơi, cách chơi, sân chơi". Trong đó, "luật chơi" là các hệ thống pháp lý và chuẩn mực; "người chơi" là các chủ thể kinh doanh; "cách

chơi" là cơ chế để thực thi quy tắc; "sân chơi" là thằ trường của WTO. C ơ hội và thách thức luôn đan xen nhau. V ớ i những bước chuẩn bằ thật chu đáo, tin

rằng các ngành dằch vụ vận tải của Việt Nam sẽ vững vàng hơn trong thách

thức.

Một phần của tài liệu Phát triển dịch vụ vận tải của việt nam đáp ứng hội nhập kinh tế quốc tế (Trang 85 - 88)