Vận tải hàng không

Một phần của tài liệu Phát triển dịch vụ vận tải của việt nam đáp ứng hội nhập kinh tế quốc tế (Trang 67 - 68)

- Tàu chuyên dụng chở container:

1. Vận tải hàng không

Hiện nay, Việt nam có 4 hãng hàng không cung ứng các dịch vụ vận tải hàng không. Đ ó là:

VietNam Airlines (Hãng hàng không quốc gia) - V N A Paciíĩc Airlines (Hãng hàng không cổ phần) - PA VASCO (Công ty bay dịch vụ hàng không)

SFC (Tổng công ty bay dịch vụ dầu khí Việt Nam)

D ù là cạnh tranh song V N A vẫn luôn chiếm giữ vị trí chủ đạo trên thị trường vận tải hàng không của Việt Nam hiện nay (chiếm 4 0 % thị phần). V ớ i mong muốn xây dựng mất hãng hàng không quốc gia có tầm cỡ trung bình khá trong khu vực nên việc xác định mục tiêu chiến lược của Vietnam Airlines được xác định khá rõ ràng và rất sớm. Từ những năm 1997, mục tiêu xây dựng của V N A được xác định trong báo cáo chính trị của Đảng bấ Tổng công ty hàng không Việt Nam lần thứ nhất là : "Xây dựng V N A trở thành hãng hàng không quốc gia Việt Nam có uy tín, có sức cạnh tranh trong khu vực và thế giới".

1.1. Sản lượng vận chuyển

Vận tải hàng không ( V T H K ) Việt Nam đã có sự phát triển hết sức nhanh chóng: phương tiện vận tải được đổi mới, năng lực vận tải được nâng cao, năng lực cạnh tranh quốc tế được củng cố và từng bước phát triển vững chắc. Trong khoảng thời gian từ 1995 đến nay, thị trường hàng không ( H K V N ) đã phát triển với tốc đấ tăng trưởng cao so với mức tăng trưởng chung của hàng không t h ế giới và khu vực, đạt tổng số 72,86 triệu khách (tâng bình quân gần 10%/năm); 1,16 triệu tấn hàng hoa (tăng bình quân gần 14%/năm). Các hãng hàng không ( H K ) của Việt nam đã nâng cao năng lực vận chuyển và cạnh tranh trong việc cung cấp dịch vụ vận chuyển HK.

Sản lượng vận chuyển hành khách, hàng hoa không ngừng tăng lên. N ă m 2006

sản lượng vận tải (VT) hành khách đạt được 16,7 triệu lượt khách, tăng gấp 2,3 lần so với năm 1995; tốc độ tăng trưởng bình quân giai đoạn đạt khoảng 1 1 % /

năm. Về vận tải hàng hoa, năm 2006, các doanh nghiệp vận chuyển hàng không Việt Nam chuyên chở được hơn 264 ngàn tấn, tăng gấp 3 lần so với năm

1995; tốc độ tăng trưởng trung bình hàng năm đạt khoảng 14%.

1.2. Mạng đường bay

Mạng đường bay của H K Việt Nam không ngừng được mở rộng. Mạng lưới vận chuyển của hãng bao gồm 17 đựa điểm trong nước và 24 điểm nước ngoài. Mạng bay của Vietnam Airlines gồm 4 nhóm chính:

Mạng đường bay Đông Bắc Á gồm các đường bay từ H à Nội, TP H ồ Chí Minh

đến thủ đô và các thành phố lớn của Nhật Bản, Hàn Quốc, Trung Quốc, Hổng Kông, Đài Loan với dòng máy bay khai thác chủ đạo là Boeing 767, 777. Mạng đường bay A S E A N và Nam Á gồm các đường bay từ Việt Nam đi đến Thái Lan, Malaysia, Singapore, Philipin, Indonesia và các đường bay khu vực

Đông Dương đến Lào và Campuchia với loại máy bay khai thác là Airbus 320 với tần suất cao.

Mạng đường bay xuyên lục đựa đi Châu  u (Pháp, Nga, Đức), úc được khai thác bằng máy bay Boeing 777, đường bay đi M ỹ (Lốt-ăng-giơ-lét) được thực hiện thông qua sản phẩm liên danh với China Airlines.

Mạng đường bay nội đựa nối các trung tâm kinh tế, chính trự, văn hóa lớn của cả

nước là H à Nội, Đ à Nang và thành phố H ồ Chí M i n h đóng vai trò quan trọng trong việc đáp ứng nhu cầu đi lại trong nước và kết nối với mạng đường bay quốc tế.

Một phần của tài liệu Phát triển dịch vụ vận tải của việt nam đáp ứng hội nhập kinh tế quốc tế (Trang 67 - 68)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(138 trang)