Về đầu tư phát triển đội máy bay

Một phần của tài liệu Phát triển dịch vụ vận tải của việt nam đáp ứng hội nhập kinh tế quốc tế (Trang 104 - 107)

Hiện nay, đội máy bay của hàng không Việt Nam còn hạn chế cả về số lượng và chất lượng. Độ i máy bay hiện có chủ yếu là m á y bay đi thuê nên chi phí bỏ

ra rất lớn, giá cước vận chuyển không mang tính cạnh tranh cao, ảnh hưởng

đến kết quả kinh doanh của doanh nghiệp. Mặt khác, số lượng máy bay hạn

chế nên vẫn chưa đáp ứng được nhu cầu thị trưụng. Do đó, vì sự an toàn, tiện nghi, nhanh chóng và hiệu quả của hành khách và ngưụi sử dụng dịch vụ vận tải hàng không, các hãng hàng không đã thực hiện dự án đầu tư cho máy bay, ước tính thực hiện trên 1.300 tỷ đồng. Trong thụi gian tới, các máy bay t h ế hệ

cũ phải được thay thế dần bằng các máy bay hiện đại và chuyên dụng. Vậy đâu là giải pháp đề ra cho việc phát triển và khai thác hiệu quả đội máy bay? > Cơ cấu lại đội máy bay theo hướng nâng dần tỷ trọng máy bay sở hữu so

với máy bay thuê.v ề phương thức mua sắm, hình thức mua trả góp hoặc thuê tài chính có thể kết hợp với hình thức t h ế chấp và sử dụng xuất khẩu - công cụ tài chính thích hợp cho giai đoạn tới. Ngoài ra, tâng cưụng công tác liên doanh liên kết, ký các hiệp định thoa thuận mua ưu đãi máy bay với các hãng hàng không và hãng sản xuất máy bay lòn trên t h ế giới. Hơn

nữa, bên cạnh việc phát triển đội máy bay chở khách và hỗn hợp, cần đầu

tư cho máy bay chuyên dụng chở hàng (all cargo aircraft). Việc xây dựng

đội máy bay chở hàng chuyên dụng là rất cần thiết đối với sự phát triển của vận tải hàng không Việt Nam.

> Phân bổ đội máy bay phù hợp với từng tuyến đưụng bay và tần suất bay,

đảm bảo khai thác hiệu quả và tối ưu nhất từng chủng loại máy bay cho mỗi thị trưụng vận tải.

• Dòng máy bay ATR 72 ( Loại máy bay tầm ngắn 70 ghế): khai thác

thị trưụng nội địa và một số đưụng bay quốc tế trong tiểu vùng Campuchia- Lào- Malaysia- Việt Nam.

• M á y bay Airbus 320 hoặc tương đương ( loại tầm trung, khoảng 150 ghế): sử dụng cho các đưụng bay tới các nước ASEAN, Đông

Bắc á có dung lượng thị trưụng tương đối cao.

• M á y bay Boeing 777, 767 và tương đương ( loại 330 ghế hoặc hơn, tầm xa): dùng để khai thác các thị trường lớn ở Đông Bắc á như Nhật Bản, Hàn Quốc, kết hợp khai thác thị trường Bắc M ỹ và Tây Âu. > Hoàn thiện các cơ sở bảo dưỡng, sứa chữa máy bay.

Hiện tại, hai tổ chức bảo dưỡng độc lập A75 và A76 đã đáp ứng tiêu chuẩn của một đơn vị bảo dưỡng, được Cục Hàng không Dân dụng Việt Nam và Cục Hàng không Dân dụng Xây-Xen phê chuẩn theo quy chế VAR-145 ( A 7 6 được phê chuẩn từ tháng 7-1998, A75 được phê chuẩn từ tháng 12-1999). Trong thời gian tới, các tổ chức bảo dưỡng này thực hiện tất cả các loại bảo dưỡng cho mọi máy bay m à Vietnam Airlines đang khai thác và phấn đấu xuất khẩu kỹ thuật tại chỗ bằng biện pháp thu hút các đối tác nước ngoài đưa máy bay đến bảo dưỡng tại Việt Nam. Việc làm này không chỉ mang lại sự thuận tiện, tiết kiệm chi phí, đảm bảo an toàn bay m à còn hứa hẹn mang lại nguồn thu ngoại tệ lớn cho Vietnam Airlines.

> Tham gia vào thị trường sản xuất, chế tạo máy bay trong những năm tới. Hiện nay, sự phân công quốc tế, hợp tác trên quy m ô đa quốc gia trong việc sản xuất máy bay cũng rất phổ biến. Không kể một số tập đoàn sở hữu đa quốc gia (như Airbus Industry -1970), ngay cả những tập đoàn thuộc một nước (như Boeing) cũng thực hiện chính sách phân tán một phần các công đoạn sản xuất hoặc chế tạo các linh kiện, bộ phận ra nước ngoài nhằm mục đích tận dụng nhân công rẻ và tiết kiệm các chi phí khác, tăng hiệu quả sản xuất kinh doanh. Chính vì vậy, hàng không Việt Nam cần có đinh hướng cụ thể trong việc tham gia với tư cách là một thành viên được phân công từng phần, chế tạo các bộ phận, linh kiện hoặc có thể trở thành một cơ sở sản xuất, gia công của một tập đoàn lớn nào đó. Việc tham gia vào chế tạo, sản xuất máy bay chính là một yếu tố quan trọng, có tác động hỗ trợ ngược lại lĩnh vực bảo trì, bảo dưỡng máy bay. Ngoài ra, đây có thể coi là bước tập dượt, tạo dựng cơ sở ban đầu về kinh nghiệm, kiến thức, nền nếp, tiếp thu dần công nghệ mới để khi có đủ điều kiện sẽ mạnh dạn tham gia vào thị trường một cách có chọn lọc sau này. Đồng thời, đây cũng là cách để 99

gây dựng niềm tin với các đối tác nước ngoài đầu tư vào nước ta trong lĩnh vực

chế tạo máy bay.

Một phần của tài liệu Phát triển dịch vụ vận tải của việt nam đáp ứng hội nhập kinh tế quốc tế (Trang 104 - 107)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(138 trang)