Hoàn thiện cơ chế quản lý và điều tiết ngành

Một phần của tài liệu Phát triển dịch vụ vận tải của việt nam đáp ứng hội nhập kinh tế quốc tế (Trang 92 - 96)

- Đường hàng không: nâng cấp, mở rộng và xây dựng mới các cảng hàng

1. về luật pháp, cơ chế, chính sách và quản lý

1.4. Hoàn thiện cơ chế quản lý và điều tiết ngành

So với các doanh nghiệp vận tải và dịch vụ hỗ trợ vận tải trong khu vực và trên t h ế giới, các doanh nghiệp Việt Nam vẫn còn khá "non trẻ", cơ sở hạ tầng, trang thiết bị vật chất cũng như khối lượng vận chuyỏn còn nhiều hạn chế. Do vậy, Nhà nước cần tạo một môi trường kinh doanh thuận l ợ i cho các doanh nghiệp Việt Nam có thỏ cạnh tranh và phát triỏn bằng các chính sách kiỏm soát

và điều tiết một cách có hiệu quả thị trường vận tải thông qua các công cụ điều tiết quan hệ cung-cầu trên thị trường. Trong quá trình hội nhập, cần tiếp thu những kinh nghiệm kinh doanh vận tải và dịch vụ vận tải của các quốc gia khác như : Mỹ, Thái Lan, Singapore, Trung Quốc... Chúng ta thấy, tự do hóa và toàn cầu hóa là một xu t h ế tất yếu nếu một doanh nghiệp, một quốc gia muốn tồn tại và phát triửn trong giai đoạn hiện nay. Tuy nhiên, tiến trình này thực hiện như t h ế nào thì còn phụ thuộc vào tình hình của từng quốc gia riêng biệt. Bên cạnh việc mở cửa, Việt Nam vẫn cần sự bảo hộ và kiửm soát thích hợp của Nhà nước, đặc biệt trong vấn đề về giá cước vận chuyửn. Tuy nhiên, cần khuyên khích các doanh nghiệp cùng khai thác trên thị trường thay vì cạnh tranh về giá nên cạnh tranh dựa vào các yếu tố khác như chất lượng dịch vụ vận chuyửn, thời gian và độ an toàn trong vận chuyửn, mức thoa dụng đối với yêu cầu của người sử dụng dịch vụ.... Ngoài ra, đử các doanh nghiệp chủ động trong hoạt động kinh doanh và nhạy cảm hơn trước những biến

động trên thị trường, Nhà nước nên cho phép các doanh nghiệp được quyền chủ động ấn định và điều chỉnh giá cước vận chuyửn trong khuôn k h ổ quy

định của pháp luật.

1.5. Vấn đề mở cửa thị trường dịch vụ vận tải

Trong những năm tới, bản thân các doanh nghiệp phải tự khẳng định mình bằng cách nâng cao chất lượng dịch vụ, hạ giá thành. Các doanh nghiệp Việt Nam hiện nay vẫn còn tư tưởng ỷ lại vào chính sách bảo hộ của Nhà nước. Chỉ khi nào các doanh nghiệp ý thức được rằng sự phát triửn và tồn tại của doanh nghiệp phụ thuộc chủ yếu vào bản thân mình chứ không phải vào chính sách bảo hộ thì các doanh nghiệp đó mới có thử xác định đúng phương hướng phát triửn cho mình. Các doanh nghiệp trong nước phải thông qua cạnh tranh đử tồn tại và phát triửn.

Tự do hoa các dịch vụ vận tải là một xu t h ế tất yếu của thời đại. Song, đử có đủ thời gian cho các doanh nghiệp của nước ta vươn lên, đủ sức hoa nhập vào thị

trường thế giới trước k h i các công ty nước ngoài được phép vào làm ăn tại thị 86

trường nội địa, Việt Nam vẫn cần giữ thế độc quyền về dịch vụ đại lý tàu biển và một số loại hình dịch vụ khác đến thời điểm cuối cùng khi nước ta phải tự do hoa hoàn toàn lĩnh vực này. Đây là một biện pháp bảo hộ hợp lý và tạo điều

kiện cho các doanh nghiệp Việt Nam có thời gian nâng cao năng lực, đáp ứng yêu cầu cạnh tranh trong tương lai, tằng bước phát triển vững chắc trong hội nhập.

1.6. Xây dựng cơ chế, chính sách nhằm phát triển dịch vụ vận tải Trong giai đoạn tới, Bộ tài chính cần triển khai những giải pháp tháo gỡ và giải

quyết cơ bản các khó khăn trở ngại về cơ chế, chính sách, luật pháp để làm lành mạnh hoa tài chính doanh nghiệp, nâng cao sức mạnh tài chính cho doanh nghiệp, tạo môi trường tài chính tiền tệ ổn định và thuận lợi cho sản xuất kinh doanh.

Ngoai ra, cần có những chính sách khác nữa như những ưu đãi về thuế, cụ thể

đối với dịch vụ vận tải biển, cần thực hiện các hình thức miễn giảm thuế sau đây:

- miễn thuế đối với một số doanh nghiệp vận tải biển đang gặp nhiều khó khăn

hoặc đối với tàu Việt Nam và tàu nước ngoài do Việt Nam thuê mua hay vay mua trả dần trong thòi kỳ đầu kinh doanh (khoảng 3-5 năm).

- giảm thuế suất thuế giá trị gia tăng cho các doanh nghiệp vận tải biển còn ở mức 2-5%, vì thực chất thuế giá t r i gia tăng đầu vào của các doanh nghiệp vận tải biển được khấu trằ không đáng kể do hầu hết các vật tư phụ tùng cho vận tải biển được mua ở nước ngoài. Nếu chủ tàu Việt Nam kinh doanh vận tải đa phương thức (door-to-door service) thì toàn bộ tiền cước toàn chặng không phải là đối tượng áp dụng thuế V Á T .

- có chính sách khuyến khích đóng tàu viễn dương trong nước để đồng thời nâng cao năng lực và hiệu quả kinh doanh của ngành đóng tàu Việt Nam. Nhà

nước cần ưu tiên hỗ trợ vốn cho việc mua tàu đóng trong nước. Tuy nhiên, Nhà

nước cần xem xét lại việc đặt mức giá của các cơ sở đóng tàu trong nước để có thể cạnh tranh với các cơ sở đóng tàu nước ngoài.

- bỏ mức t h u ế 5 % đối với loại tàu biển nhập khẩu m à các cơ sở đóng tàu trong nước chưa có điều kiện sản xuất. Trong những năm đầu (có thể là 5 năm) sau khi mua tàu từ nước ngoài về (loại trong nước chưa đóng được) Nhà nước cần có chính sách giảm từ 15-30% thuế thu nhập doanh nghiệp để giúp các chộ tàu

tăng năng lực cạnh tranh.

Để giải quyết vấn đề nguồn vốn cho phát triển đội phương tiện vận tải, xin kiên nghị một số giải pháp sau:

- Đề nghị Chính phộ có biện pháp hỗ trợ để phát triển ngành công nghiệp liên quan (công nghiệp đóng tàu, công nghiệp sản xuất ôtô,...) cộa Việt Nam đê ngành này có đưọc những sản phẩm chất lượng cao với giá thành hợp lý.

- Đề nghị Nhà nước có biện pháp hỗ trợ về vốn, cho phép các doanh nghiệp vận tải được vay các nguồn vốn để mua phương tiện vận tải với lãi suất

ưu đãi như lãi suất cộa các Quỹ nước ngoài cho Việt Nam vay.

- Nhà nước cần có những chính sách.thật sự ưu đãi cho các doanh nghiệp xuất nhập khẩu trong nước nếu sử dụng phương tiện vận tải cộa Việt Nam chở hàng. Ví dụ, mức thuê tàu Việt Nam chuyên chở chỉ bằng 5 0 % biểu thuế hiện hành cho trường hợp sử dụng tàu nước ngoài chuyên chở.

- Có biện pháp kiên quyết chấn chỉnh những doanh nghiệp đã và đang làm ăn thua lỗ, các doanh nghiệp đang quản lý những phương tiện vận tải (tàu) quá cũ, hết khấu hao từ lâu. Việc khai thác đội phương tiện vận tải này (đặc biệt là tàu biển cũ) rất mất an toàn cho con người, hàng hoa vận chuyển cũng như cho môi trường. Cách thức thực hiện trong lĩnh vực dịch vụ vận tải biển có thể là Cục Hàng hải Việt Nam, Cục Đăng kiểm Việt Nam cần quản lý chặt hơn

nữa, cần kiên quyết từ chối cấp giấy phép cho những tàu quá cũ, không độ khả

năng an toàn đi biển cũng như những tàu không được trang bị các trang thiết bị an toàn theo Bộ luật quản lý an toàn quốc tế, các công ước quốc tế khác và các qui định cộa ngành.

về chính sách dành quyền vân tải cho đội phương tiện vận tải Việt Nam đối với một số hàng hoa xuất nhập khẩu như than, dầu thô, lương thực, nông sản...,

đặc biệt là những hàng hoa nhập khẩu được mua bằng nguồn tài chính của Chính phủ (hàng cho các công trình của Nhà nước, hàng viện trợ, hàng mua bằng các nguồn vay do Chính phủ bảo lãnh...), các chủ hàng này bắt buộc phải ký hợp đồng vận chuyển với đội phương tiện vận tải Việt Nam.

Riêng đối với dịch vạ vận tải biển, cần có chính sách miễn, giảm một số loại

thuế và phí (trọng tải phí, hoa tiêu phí...) cho việc vận chuyển hàng hoa xuất nhập khẩu của đội tàu biển quốc gia qua các cảng biển Việt Nam trong một thời gian nhất định (khoảng 5 năm), cho đến k h i đội tàu Việt Nam phát triển mạnh và có khả năng cạnh tranh về giá cước vận chuyển với các đội tàu nước ngoài.

Có những chính sách tài chính, khuyên khích việc các doanh nghiệp xuất nhập khẩu dành quyền vận tải thông qua các biện pháp cạ thể như Nhà nước ưu tiên bảo lãnh, cho vay vốn với lãi suất ưu đãi, giảm thuế xuất nhập khẩu (có thể ở mức giảm 1 % thuế xuất nhập khẩu cho giá trị lô hàng mua FOB/bán CIF hoặc tăng 2 % thuế xuất nhập khẩu cho giá trị lô hàng mua CIF/bán FOB). Nhà nước giảm một số loại phí và lệ phí... cho các doanh nghiệp này cũng như có qui định khuyến khích trực tiếp những cán bộ nghiệp vạ xuất nhập khẩu trực tiếp

đàm phán và ký kết được những hợp đồng theo điều kiện mua FOB, bán CIF (trích thưởng theo từng hợp đồng).

Một phần của tài liệu Phát triển dịch vụ vận tải của việt nam đáp ứng hội nhập kinh tế quốc tế (Trang 92 - 96)