- Tàu chuyên dụng chở container:
13 Tạp chí Hàng hải Việt Nam
trình độ chuyên môn m à nhất là năng lực ngoại ngữ của các cán bộ còn kém. Số lượng các đại lý viên giỏi cả chuyên môn lẫn ngoại ngữ là rất hiếm.
Việc ra đời nhiều doanh nghiệp đại lý tàu biển tạo nên sự cạnh tranh quyết liệt, thúc đẩy các doanh nghiệp nâng cao chất lượng dịch vậ nhưng cũng gây ra tình
trạng cạnh tranh không lành mạnh. Trước đây Bộ Tài chính cho phép doanh
nghiệp được xem xét giảm 10 - 1 5 % giá biểu, thì các công ty, đại lý tư nhân
sẵn sàng giảm giá 30 - 4 0 % , thậm chí 5 0 %1 4. Cạnh tranh giữa các doanh nghiệp cung cấp dịch vậ đại lý tàu biển cho đến nay vẫn chỉ là cạnh tranh giữa các doanh nghiệp trong nước vì Nhà nước hạn chế nhà đầu tư nước ngoài tham gia kinh doanh dịch vậ này. Trong những năm tới, khi m à Việt Nam phải thực hiện tự do hóa dịch vậ vận tải biển theo cam kết với các nước ASEAN và WTO thì tình hình cạnh tranh sẽ còn quyết liệt hơn đối với các doanh nghiệp của ta. Dịch vậ môi giới hàng hải
Ông Phạm Thiết Quát, chủ tịch Hiệp hội Đạ i lý và môi giới hàng hải Việt Nam, cho biết thị trường môi giới hàng hải trong nước mới thật sự hình thành khoảng 15 năm trở lại đây. Giai đoạn đầu công ty môi giới hàng hải ở Việt Nam chỉ đếm được trên đầu ngón tay với thế mạnh thuộc Vietíracht. Bước qua thập niên 1990, trên thị trường xuất hiện nhiều công ty làm đại lý và môi giới
hàng hải. Ngoài quốc doanh và liên doanh nước ngoài, các công ty tư nhân
cũng nở rộ. Từ năm 2000 trở lại đây, nghề môi giới hàng hải đã thật sự bước
vào cuộc cạnh tranh khốc liệt với sự có mặt của khoảng hơn 100 công ty lớn
nhỏ làm đại lý và môi giới hàng hải1 5.
Cùng với sự phát triển của dịch vậ môi giới hàng hải, ngày càng có nhiều
doanh nghiệp X N K nhận thức rõ được lợi ích k h i giành quyền vận tải. Trước
đây các doanh nghiệp Việt Nam thường mua CIF, bán FOB vì tâm lý ngại thuê tàu, hơn nữa vì đội tàu của ta có chất lượng chưa cao, còn nếu phải thuê tàu của