Dịch vụ phục vụ trên máy bay và mặt đất

Một phần của tài liệu Phát triển dịch vụ vận tải của việt nam đáp ứng hội nhập kinh tế quốc tế (Trang 74 - 77)

- Tàu chuyên dụng chở container:

5. Dịch vụ phục vụ trên máy bay và mặt đất

Nâng lực cạnh tranh của vận tải hàng không được chú trọng đánh giá qua chất lượng dịch vụ trên không và mặt đất. Chất lượng dịch vụ này là tổng hoa của các hạng mục do doanh nghiốp cung cấp bao gồm:

4- Trên không: ghế ngồi tiốn nghi cho hành khách, thiết bị nghe nhìn, báo, tạp chí, suất ăn, nước uống, chất lượng phục vụ của đội ngũ tiếp viên, q u i trình phục vụ.

+ Dưới mặt đất: Tổ chức bán vé, đặt chỗ, qui trình thủ tục cho hành khách, phòng chờ, dịch vụ chuyển tiếp, khởi hành, lên tàu bay, chất lượng phục vụ của đội ngũ nhân viên làm thủ tục.

Các doanh nghiốp vận tải hàng không Viốt Nam đã quan tâm nhiều đến chất lượng dịch vụ trên máy bay và dưới mặt đất, song các dịch vụ này vẫn còn nhiều yếu k é m so với các hãng trong khu vực và điều này đã làm giảm đáng kể khả năng cạnh tranh trên thị trường.

Theo đánh giá của S K Y T R A X (tổ chức chuyên nghiên cứu đánh giá chất lượng hoạt động của các hãng hàng không, các sân bay dân dụng), vào năm 2003, chất lượng dịch vụ của V N A đạt mức ba sao (là hãng hàng không cung cấp chất lượng dịch vụ khá, đạt mức trung bình của ngành), trong khi đó, các hãng hàng không trong khu vực: ANA, Asiana, China Airlines, Eva Air, Thai Airways đạt mức 4 sao (là hãng hàng không cung cấp chất lượng dịch vụ tốt, đạt tiêu chuẩn sản phẩm tốt), Cathay Pacific và Singapore Airlines đạt 5 sao (là hãng hàng không cung cấp chất lượng dịch vụ cao nhất, đạt tiêu chuẩn sản phẩm tốt nhất, đi đầu về đổi mới sản phẩm).

Trong 3 doanh nghiốp hàng không Viốt nam, Paciíic Airlines đã và đang tiếp tục là hãng hàng không đi đầu ở Viốt Nam trong nhiều chương trình dịch vụ: 67

đặt chỗ qua điện thoai 24/24 giờ trong ngày, cả 7 ngày trong tuần, giao vé tận nhà miễn phí; vận chuyển hành khách miễn phí giữa trung tâm H à N ộ i và sân

bay N ộ i Bài bằng xe ô-tô du lịch chất lượng cao; tặng quà cho tất cả hành

khách trẻ em theo lẹa tuổi; giảm giá vé máy bay cho các đối tượng chính sách

(Bà mẹ Việt Nam anh hùng; cán bộ lão thành cách mạng; bộ đội Trường Sa;

thương binh; thân nhân gia đình liệt sỹ; nạn nhân chất độc màu da cam; người

cao tuổi; thanh thiếu niên... ); chính sách phục vụ và bồi thường chậm, hủy

chuyến bay. Lịch bay hợp lý và bay đúng giờ là những t h ế mạnh và ưu điểm

nổi bật nhất của Pacific Airlines được rộng rãi khách hàng trong và ngoài nước

xác nhận và đánh giá cao.

///. Thực trạng phát triển dịch vụ vận tải đường sắt, đường bộ và đường sông đường sông

1. Thực trạng dịch vụ vận tải đường sắt

1.1. về vận tải đường sắt

N ă m 2006 là năm gặp rất nhiều khó khăn (giá nhiên liệu tăng, vốn sự nghiệp

của Nhà nước giảm), nhưng ngành đường sắt (ĐS) cũng đã đạt những con số

hết sẹc khích lệ: 9,2 triệu tấn hàng hóa, 11,5 triệu lượt hành khách. A n toan

chạy tàu được đảm bảo, không có tai nạn nghiêm trọng và do chủ quan gây ra.

Tuy nhiên, Đ S Việt Nam vẫn chủ y ế u phục vụ chuyên chở hàng hoa và hành

khách nội địa. Tuyến Đ S liên vận quốc tế mới được nối trở lại từ năm 1996

nên lượng hàng hoa và hành khách quốc tế chưa tăng nhiều.

1.2. về cơ sở hạ tầng

Đường sắt Việt Nam bắt đầu xây dựng và phát triển từ năm 1881 đến nay đã

trên 120 năm, tổng chiều dài đường sắt đang khai thác là 2632 k m đường chính

tuyến. Mạng lưới đường sắt Việt Nam được hình thành từ các tuyến trục giao

thông quan trọng nối liền các trung tâm kinh tế, chính trị của đất nước, gắn kết

với giao thông đường bộ, đường sông và đường biển. Hệ thống đường sát chát

lượng thấp, không thường xuyên được bảo dưỡng nên chuyên chở hàng hóa còn rất hạn chế.

về đầu máy, theo thống kê, tính đến thời điểm 31/12/2006, toàn ngành đường sắt quản lý 330 đầu máy, trong đó có 316 đầu máy đang vận dụng, 14 đầu máy chờ thanh lý và tẩng số toa xe hàng là 4.920. N h i ề u đầu máy, toa xe đã sử dụng 50-60 năm nên sức kéo thấp, tiêu hao nhiên liệu cao nên ảnh hưởng lớn đèn

chất lượng vận chuyển và tiềm ẩn nguy cơ mất an toan cao.

Công tác duy tu bảo dưỡng chưa được quan tâm đúng mức do thiếu k i n h phí.

về quản lý của ngành, hiện tại nhà nước đã cho tư nhân thuê cơ sở hạ tầng

đường sắt để khai thác kinh doanh dịch vụ. Tuy nhiên vấn đề đặt ra là hạ tầng

đường sắt đang do Tẩng Công ty đường sắt quản lý, m à trong Tẩng Công ty cũng có các công t y nhỏ kinh doanh khai thác dịch vụ nên rất khó có thế có

được sự công khai minh bạch tuyệt đối giữa các công ty khai thác dịch vụ. 2. Dịch vụ vận tải đường ôtô

2.1. về vận tải

Hàng hóa trong nội địa Việt Nam chủ yếu được chuyên chở bằng ôtô (chiếm

tới 8 0 % khối lượng hóa chuyên chở nội địa). Vận tải đường bộ tăng trưởng mạnh trong những năm qua không những về khối lượng hàng hóa m à cả về

kiểu loai xe nặng. Theo Cục đường bộ Việt Nam, tăng trường trung bình năm

về vận tải giai đoạn 2001 -2006 là 9 % đối với vận tải hàng hóa và 1 2 % đẩi với vận tải hành khách.

2.2. về cơ sở hạ tầng

Tẩng chiều dài của hệ thống đường bộ là 197.970 km trong đó có 57.863 km đường tỉnh và đường huyện; 5944 km đường đô thị và 134.163 km đường nông thôn. Đường tiêu chuẩn cao rất ít, nhiều tuyến chưa đảm bảo kỹ thuật.

Một trong những nguyên nhân của tình trạng này là hệ thống đường của Việt Nam không được bảo dưỡng thường xuyên.

Phương tiện đường bộ đã qua nhiều năm sử dụng nên còn rất nhiều yếu kém. Phương tiện vận tải được sản xuất trong nước chủ yếu là xe con, xe tải nhẹ và xe chầ khách. Các doanh nghiệp lắp ráp ôtô trong nước chưa đáp ứng nhu cầu vận chuyển khách chất lượng cao, chạy đường dài liên tinh, xe tải có trọng tải lớn và xe kéo container. Giá bán các loại xe ôtô trong nước cao hơn rất nhiêu so với giá bán ôtô tại các nước trong khu vực, kể cả giá ôtô cũ được nhập khâu vào Việt Nam.

3. Dịch vụ vận tải đường thúy nội địa 3.1. về vận tải

Một phần của tài liệu Phát triển dịch vụ vận tải của việt nam đáp ứng hội nhập kinh tế quốc tế (Trang 74 - 77)