Dịch vụ cứu hộ và trục vớt

Một phần của tài liệu Phát triển dịch vụ vận tải của việt nam đáp ứng hội nhập kinh tế quốc tế (Trang 64 - 67)

- Tàu chuyên dụng chở container:

Dịch vụ cứu hộ và trục vớt

Từ trước tới nay, ngành cứu hộ của Việt Nam mới chỉ đảm nhiệm những vụ cấp cứu, cứu hộ trên vùng biển Việt Nam. Những năm qua, ngành cũng đưỡc đầu tư

nhiều về tàu cứu hộ, trang thiết bị để có thể đáp ứng đưỡc nhu cầu công việc. Tuy vậy, đối với những vụ cứu hộ lớn, chủ tàu nước ngoài vẫn có tâm lý e ngại khi uy thác công việc cho nhà cứu hộ Việt Nam. Nguyên nhân của tình trạng trên là công nghệ cứu hộ của Việt Nam chưa cao, phương tiện cứu hộ như tàu lai m ã lực lớn, các thiết bị chống ô nhiễm dầu tràn, các thiết bị trục vớt, chống thủng... chưa đưỡc đầu tư đồng bộ. Đồng thời một nguyên nhân chủ quan nữa khiến công tác cứu hộ, cứu nạn tàu trên biển của chúng ta chưa phát triển đó là

trình độ hiểu biết về hỡp đồng cứu hộ, về các công ước quốc tế liên quan của doanh nghiệp còn hạn chế.

6.2.3. Nhóm dịch vụ liên quan đến cảng Dịch vụ cung ứng tàu biển Dịch vụ cung ứng tàu biển

Dịch vụ cung ứng tàu biển là dịch vụ có tốc độ tăng nhanh về số lưỡng ngành nghề trong các loại hình dịch vụ kể từ sau khi Luật Doanh nghiệp và Nghị định

10/2001/NĐ-CP có hiệu lực. Tuy tăng mạnh về mặt số lưỡng, nhưng dịch vụ này lại không tăng về mặt chất lưỡng ở mức tương tự. Thực tế, chất lưỡng của dịch vụ này hiện bị các chủ tàu nước ngoài phàn nàn rất nhiều. Các chủ tàu

nước ngoài thường không muốn các đơn vị cung ứng ở Việt Nam cung cấp vật

phẩm cho tàu của họ1 9

. Thay vào đó, họ thích đến các cảng khác trong khu vực, đặc biệt là Singapore rất gần Việt Nam. Chất lượng dịch vụ cung ứng ở Singapore từ lâu đã tạo được vị t h ế tật trong tâm trí các chủ tàu nước ngoài. Hơn nữa, giá cả vật phẩm cung ứng của họ cũng phải chăng. Sức cạnh tranh của dịch vụ cung ứng tàu biển của Việt Nam rõ ràng đang còn ở mức yếu kém.

Sự cạnh tranh giữa các doanh nghiệp cung ứng như hiện nay là không lành mạnh. Ở nước ngoài khi một tàu cần cung cấp vật phẩm, họ sẽ đề đạt với đại lý, đại lý sau đó sẽ báo cho đơn vị cung ứng đưa hàng lên tàu. Còn ở các cảng của ta, mỗi khi có tàu vừa cập bến là có hàng loạt nhân viên của các công ty cung ứng khác nhau lên tàu để mời chào. Các doanh nghiệp này cạnh tranh về giá rất "ác liệt". Có thể dẫn ra đây một ví dụ về tình hình cung cấp nước ngọt và thực phẩm cho tàu biển đến cảng Hải Phòng và Quảng Ninh năm 2004. Tại thời điểm đó, Nhà nước đã có văn bản quy định giá nước sinh hoạt bán cho tàu biển nước ngoài đến cảnh Việt Nam là 3,5USD/tấn. Tại các cảng thuộc tỉnh Quảng Ninh nước ngọt được bán đúng giá, nhưng tại cảng Hải Phòng các doanh nghiệp cung ứng tàu biển chỉ bán với giá dao động từ 1USD - l,5USD/tấn. Chính vì sự chênh lệch đó m à nhiều doanh nghiệp đã tập trung mua nước tại Hải Phòng r ồ i vận chuyển bán cho tàu nước ngoài tại Quảng Ninh. cảng Hải Phòng m ỗ i tháng xuất khẩu được 5.000 tấn nước, đổng nghĩa với việc làm tổn thất lO.OOOUSD/tháng, tức 120.000ƯSD/năm. Chính sự cạnh tranh này đã dẫn đến việc Nhà nước thất thu một lượng ngoại tệ lớn m à lợi ích kinh tế đem về cho doanh nghiệp không đáng là bao. Đậ i với việc cung ứng thực phẩm, tổn thất diễn ra dưới dạng khác, song cũng rất cần được quan tâm phân tích. Trong môi trường tự do cạnh tranh, nhiều mặt hàng được chào bán cho tàu gần bằng giá chợ. Muận không thua lỗ và có lãi chút ít, người bán đương nhiên phải gian dậi. Sự việc chỉ bị nhà tàu phát hiện sau khi tàu đã rời cảng và nhà bếp cần dùng đến những hàng này. Đây là con đường ngắn nhất làm phương hại đến uy tín hoạt động cung ứng tàu biển tại các cảng của Việt Nam.

" Tạp chí Hàng hải Việt Nam - 2005

Chất lượng dịch vụ của các doanh nghiệp cung ứng tàu biển Việt Nam yếu kém có thể do những nguyên nhân sau: các hoạt động cung ứng dịch vụ phân tán, cạnh tranh bất bình đẳng, giá cả không ổn định, các mặt hàng thực phễm chưa đảm bảo tiêu chuễn hàng hóa xuất khễu.

Trong bối cảnh Việt Nam đã trở thành thành viên của WTO thì việc kinh doanh của các doanh nghiệp cung ứng tàu biển sẽ không hề dễ dàng. Muốn tồn tại, không còn cách nào khác là họ phải tự nâng cao chất lượng phục vụ của mình.

Dịch vụ vệ sinh tàu biển

Vệ sinh tàu biển là nhu cầu thiết yếu k h i tàu cập cảng. Dịch vụ này không chỉ bao gồm việc thu dọn, xử lý rác thải sinh hoạt trên tàu m à còn xử lý rác thải công nghiệp. Vì vậy, yêu cầu đối với các doanh nghiệp cung ứng dịch vụ này là có phương án xử lý rác thải, dầu thải, chất thải và có báo cáo đánh giá tác động môi trường được cơ quan nhà nước có thễm quyền phê duyệt. Đây là yếu tố bắt buộc nếu chúng ta muốn tiến tới cạnh tranh quốc tế với yêu cầu rất cao về xử lý rác thải công nghiệp.

Chất thải công nghiệp ngày nay có rất nhiều loại, tính chất nguy hiểm cho môi trường của nhiều loại rất cao. Nhiều doanh nghiệp Việt Nam chưa có điều kiện áp dụng công nghệ cao, phương pháp xử lý rác thải hiện đại, đa phần các doanh nghiệp vẫn phải sử dụng những công cụ thô sơ để thu gom và xử lý rác. Đây là vấn đề rất bức xúc đối với môi trường hiện nay, các khu vực cảng thường để tình trạng xăng dầu của tàu tràn ra ngoài gây ô nhiễm môi trường.

Đố i với các tàu chở khách, chất lượng của dịch vụ này cũng có được cải thiện, nhưng nhiều k h i chưa đáp ứng được yêu cầu của khách du lịch đến từ phương Tây với yêu cầu cao.

Một phần của tài liệu Phát triển dịch vụ vận tải của việt nam đáp ứng hội nhập kinh tế quốc tế (Trang 64 - 67)