- Định hướng về thị trường cho CNNT ở các tỉnh Duyên hải Nam Trung bộ
5. Kết cấu của đề tà
2.3.1 Những kết quả đạt được.
Thứ nhất: CNNT đã tạo được một lượng sản phẩm góp phần thoả mãn nhu cầu tiêu dùng của dân cưở nông thôn cũng nhưở thị trường thành phố, thị trường khu vực DHNTB
và một số tỉnh, thành khác trong cả nước, đồng thời tham gia vào công tác xuất khẩu của địa phương.
Thứ hai: Hoạt động của CNNT đã góp phần giải quyết việc làm cho một bộ phận lao động ở nông thôn, giảm bớt luồng di dân từ nông thôn ra thành thịđể tìm việc làm. Bước
đầu thực hiện chủ trương: “ Ly nông bất ly hương, xa ruộng không xa làng ”. cũng như chủ
trương di dời các cơ sở sản xuất không phù hợp ở thành phố về nông thôn.
Thứ ba: Đã góp phần nâng cao thu nhập cho người lao động, thu nhập bình quân người lao động trong hoạt động CNNT tăng dần qua các năm. Chẳng hạn, trước những năm 1990 thu nhập lao động nông thôn ở một số tỉnh DHNTB khoảng 60.000 ngàn đồng/tháng, thậm chí có nơi chỉđạt 26.000 đồng/tháng. Đến năm 1995 là 110.000 ngàn đồng, năm 2000 là 340.000 đồng, năm 2005 là 480.000 đồng. Đồng thời chúng đã góp phần nâng cao mức sống vật chất và tinh thần cho dân cư nông thôn, tăng sức mua cho thị trường nông thôn, từng bước giảm bớt khoảng cách chênh lệch quá xa về mức sống giữa thành thị và nông thôn.
Thứ tư:Đãhình thành được nhiều ngành nghề mới, góp phần tích cực đến việc phân bố lại lao động ở nông thôn, góp phần thúc đẩy quá trình chuyển dịch cơ cấu kinh tế
nông thôn:
- Kết quảđiều tra ở một số xã, huyện ở các tỉnh cho thấy: trong 3 năm 2003-2005 số
hộ thuần nông đã giảm được 19,2%, số lao động nông nghiệp giảm 23% .
- Xét toàn ngành nông nghiệp thì tỷ trọng GDP của nó so với GDP của tỉnh tuy vẫn còn cao nhưng đã có xu hướng giảm dần.
- Xét cơ cấu giá trị sản xuất ngành nông nghiệp cho thấy giá trị sản xuất của ngành trồng trọt có xu hướng giảm, trong khi đó giá trị sản xuất thuỷ sản tăng lên và giá trị sản xuất dịch vụ nông nghiệp cũng tăng.
Thứ năm: Sự phát triển các LN, NNTT ở các tỉnh đã góp phần giải quyết việc làm cho người lao động, tăng thu nhập, khai thác và tận dụng các nguồn lực sẵn có ở địa phương, tạo ra một khối lượng sản phẩm có giá trị đáp ứng tốt hơn cho nhu cầu tiêu dùng của nhân dân trong tỉnh, trong nước và một phần cho xuất khẩu, qua đó quảng bá hình ảnh của con người và văn hóa miền Trung tới người tiêu dùng trên thế giới.
Thứ sáu: Góp phần nâng cao hiệu quả của sản xuất nông nghiệp và thông qua việc chế biến của CNNT làm nâng cao giá trị nông sản do nông nghiệp tạo ra.
Thứ bảy: Góp phần khai thác các nguồn lực, các lợi thế so sánh của từng vùng, từng huyện từđó tác động tới phát triển kết cấu hạ tầng ở nông thôn tạo điều kiện thuận lợi cho
sinh hoạt của dân cư nông thôn và thúc đẩy các ngành nghề khác phát triển góp phần để thực hiện công nghiệp hoá, hiện đại hoá nông thôn.
Thứ tám: Quá trình đô thị hoá có tác động lớn tới phát triển CNNT, đến lượt nó cũng có sự tác động tích cực trở lại đối với quá trình đô thị hoá. Nhiều tụđiểm CNNT đã hình thành kéo theo hàng loạt hoạt động kinh tế khác, từđó tạo cơ sở để các địa phương thực hiện quy hoạch lại sản xuất và dân cư.