Đầu tư vốn và đổi mới kỹ thuật công nghệ để phát triển công nghiệp nông thôn ở các tỉnh Duyên hải Nam Trung Bộ

Một phần của tài liệu PHÁT TRIỂN CÔNG NGHIỆP NÔNG THÔN Ở CÁC TỈNH DUYÊN HẢI NAM TRUNG BỘ - THỰC TRẠNG VÀ GIẢI PHÁP (Trang 181 - 186)

- Định hướng về thị trường cho CNNT ở các tỉnh Duyên hải Nam Trung bộ

N ăm là, các sản phẩm CT ở DHTB phát triển đa dạng nhưng chất lượng còn thấp, kiểu dáng, mẫu mã đơn điệu, nhiều sản phẩm còn chưa có thương hiệu.

3.2.3 Đầu tư vốn và đổi mới kỹ thuật công nghệ để phát triển công nghiệp nông thôn ở các tỉnh Duyên hải Nam Trung Bộ

nông thôn ở các tỉnh Duyên hải Nam Trung Bộ

3.2.3.1 Nhóm gii pháp v huy động vn

Dự kiến tổng nguồn vốn đầu tư cho công nghiệp nông thôn ở các quận huyện của các tỉnh DHNTB như sau:

- Đến năm 2010, đầu tư cho mỗi cụm công nghiệp nông thôn 30 tỷđồng, bao gồm hỗ trợ giải phóng mặt bằng, xây dựng kết cấu hạ tầng, khuyến công và hoạt động sản xuất kinh doanh. Đồng thời đầu tư cho các cơ sở ngành nghề truyền thống 1 tỷđồng/ cơ sở.

Dự kiến nguồn vốn đầu tư là: 3.900 tỷđồng

- Đến năm 2020, dự kiến vốn đầu tư tăng lên gấp đôi, do vậy tổng nguồn vốn đầu tư sẽ là: 3.900 tỷđồng x 2 = 7.800 tỷđồng.

Để đáp ứng nhu cầu trên cần huy động từ nhiều nguồn. Dự kiến huy động các nguồn vốn đầu tư theo cơ cấu sau:

– Vốn ngân sách của Trung ương, tỉnh, huyện đầu tư cho xây dựng kết cấu hạ tầng, xây dựng một số nhà máy làm nòng cốt, đầu tư cho chính sách khuyến công, hỗ trợ đào tạo nhân lực và đổi mới công nghệ cho công nghiệp nông thôn chiếm 45%.

– Vốn tín dụng nhà nước cho vay để mở rộng quy mô phát triển ngành nghề, khai thác các nguồn lực tại địa phương, tạo việc làm cho người lao động, đồng thời khuyến khích việc chuyển đổi ngành nghề, đổi mới công nghệ, cơ cấu lại sản phẩm theo quy hoạch định hướng của nhà nước, chiếm 10%.

– Vốn vay tín dụng của các quỹ tín dụng ở nông thôn. Nguồn vốn này có thể vay dễ dàng giải quyết kịp thời các hoạt động kinh doanh như mua nguyên liệu, chi phí lưu thông, chiếm 9%.

Vốn vay của các ngân hàng kinh doanh thương mại. Nguồn vốn này tập trung chủ

yếu cho việc đổi mới kỹ thuật công nghệ và xây dựng hạ tầng kỹ thuật chiếm 10%.

– Vốn ứng trước do sự liên kết hợp đồng giữa các ngành, địa phương, khu công nghiệp với các cụm công nghiệp hoặc các cơ sở công nghiệp nông thôn để thực hiện các công trình, dự án nào đó như xây dựng kết cấu hạ tầng, cung cấp nguyên phụ liệu, gia công các chi tiết sản phẩm chiếm 3%.

– Vốn tích luỹ các cơ sở sản xuất công nghiệp, các hộ gia đình dùng đểđầu tư mở

rộng quy mô sản xuất, đổi mới máy móc, thiết bị tăng thêm năng lực sản xuất, nâng cao sức cạnh tranh, đứng vững được trong nền kinh tế thị trường, chiếm 5%.

– Vốn đầu tư của các nhà sản xuất kinh doanh trong nước để chế biến lâm sản, thuỷ sản hoặc phát triển một số ngành nghề truyền thống ở miền Trung, chiếm 5%.

– Vốn đầu tư của người Việt Nam ở nước ngoài trong lĩnh vực sửa chữa cơ khí,

điện tử, gia công lắp ráp linh kiện điện tử hoặc khôi phục, phát triển các làng nghề truyền thống, chiếm 3%.

– Thu hút vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài để phát triển công nghiệp phụ trợ làm vệ

tinh phục vụ cho các khu công nghiệp, khu kinh tế và các dự án đầu tư nước ngoài tại miền Trung, chiếm 5%.

Trong thời gian tới những biện pháp mà các tỉnh DHNTB cần áp dụng để tạo vốn nhằm phát triển CNNT là:

Thứ nhất: Thúc đẩy sự hình thành thị trường vốn ở nông thôn. Việc này đòi hỏi Nhà nước phải tác động vào cả phía cung và phía cầu của thị trường vốn ở nông thôn. Về

mình ở khu vực nông thôn. Về phía cầu, các chính sách khuyến khích sản xuất, khuyến khích đầu tư trong nước chính là những biện pháp tăng cầu về vốn trong CNNT.

Thứ hai:Việc tạo vốn hoạt động cho CNNT được tổng hợp từ nhiều nguồn, như

vốn tự có của các cơ sở, nguồn vốn nhàn rỗi trong nhân dân, nguồn vốn từ các quỹ phát triển nông thôn, nguồn vốn từ ngân hàng và vốn đầu tư nước ngoài, trong đó có thể tập trung vào việc huy động tối đa nguồn vốn nhàn rỗi trong dân.

Thứ ba: Đa dạng hoá các phương thức tạo vốn, cụ thể:

- Các doanh nghiệp đang hoạt động tìm cách nâng cao năng suất, chất lượng sản phẩm và giảm giá thành sản xuất , để tăng lợi nhuận , tạo cơ sở tích luỹ tái sản xuất mở

rộng.

- Xây dựng cơ chế tạo vốn trong dân cư nông thôn bằng nhiều hình thức, trong đó

đáng chú ý là kinh nghiệm xây dựng “ quỹ tín dụng nông thôn” như một sốđịa phương đã làm.

Thứ tư: Nhà nước cần có chính sách, biện pháp thích hợp, để hỗ trợ vốn cho các cơ sở CNNT. Cụ thể là:

- Việc cho vay vốn phải phù hợp với từng ngành nghề, từng cơ sở cụ thể, cả mức vốn cho vay lẫn thời gian cho vay.

- Phương thức cho vay thuận lợi, rút ngắn thời gian xét duyệt thẩm định. Khi có quyết định cho vay, rút ngắn thời gian giải ngân. Mở rộng và phát triển nhiều chi nhánh ngân hàng chuyên doanh vốn trung, dài hạn đểđáp ứng nhu cầu vay của các cơ sở quy mô vừa và nhỏ.

- Xây dựng được một đội ngũ cán bộ làm công tác ngân hàng có năng lực và phẩm chất tốt. Hạn chế tối đa những tiêu cực đã xảy ra trong hoạt động cho vay, tạo điều kiện thuận lợi và dễ dàng nhưng có nguyên tắc cho các cơ sởđến vay.

- Nhà nước cần có cơ chế vay mềm dẻo hơn, có thể hình thành quỹ “ bảo lãnh tín dụng ở nông thôn”. Mục đích quỹ này nhằm làm cho các cơ sở CNNT vay được vốn đồng thời hạn chế rủi ro cho ngân hàng.

- Nhà nước cần hướng một số dự án đầu tư nước ngoài vào việc tăng cường phát triển CNNT, như liên kết, liên doanh, đặt gia công, bao tiêu sản phẩm, tài trợ vốn…

Thứ năm: Cần xác dịnh các ngành, lĩnh vực ưu tiên để phân bổ vốn đầu tư. Ở

- Nhóm ngành công nghiệp chế biến nông lâm thuỷ sản, Nhóm ngành công nghiệp phụ trợ, Nhóm ngành cơ khí sản xuất, sửa chữa công cụ sản xuất và sản phẩm tiêu dùng cho nông nghiệp nông thôn.

- Đầu tư, khôi phục phát triển các ngành nghề tiểu thủ công nghiệp truyền thống.

3.2.3.2 Nhóm gii pháp đổi mi k thut công ngh

Đổi mới kỹ thuật công nghệ cho công nghiệp nông thôn ở các tỉnh duyên hải Nam Trung Bộ phải đảm bảo được các yêu cầu như: Phải phù hợp với điều kiện khí hậu của miền Trung, tiếp cận được công nghệ tiên tiến của thế giới, bảo đảm công nghệ sạch, giảm chất thải, tạo điều kiện cho sự phát triển bền vững. Nhà nước vạch ra quy hoạch phát triển và hỗ trợ các cơ sở CNNT đổi mới và hiện đại hoá công nghệ kỹ thuật, nhưng chính các cơ sở CNNT là chủ thể trong việc cải tiến và đổi mới đó. Vì vậy các giải pháp đổi mới công nghệ là:

Mt là, tuyên truyền nâng cao nhận thức cho các địa phương, các cơ sở về sự cần thiết phải đổi mới công nghệ của công nghiệp nông thôn.

Hai là, khuyến khích đổi mới công nghệ theo định hướng của Nhà nước.

Ba là, thực hiện khấu hao nhanh đểđổi mới công nghệ, tránh hao mòn vô hình.

Bn là, tăng cường công tác thông tin tư vấn bảo đảm đổi mới kỹ thuật công nghệ

phù hợp, đạt yêu cầu.

Năm là, tăng cường kiểm tra tiêu chuẩn kỹ thuật của các cơ sở CNNT để thông báo và buộc các cơ sởđổi mới công nghệ.

Sáu là, phát triển thị trường mua bán và dịch vụ khoa học – kỹ thuật.

By là, xây dựng cơ sở vật chất kỹ thuật và kết cấu hạ tầng tạo điều kiện cho việc

đổi mới công nghệ.

3.2.4. Phát triển thị trường và đẩy mạnh việc tiêu thụ sản phẩm công nghiệp nông thôn ở các tỉnh Duyên hải Nam Trung bộ. nghiệp nông thôn ở các tỉnh Duyên hải Nam Trung bộ.

Để hình thành và mở rộng thị trường, thúc đẩy sản xuất CNNT, cả Nhà nước lẫn các đơn vị sản xuất kinh doanh trong CNNT đều cần cộng tác, thực hiện hàng loạt các biện pháp có quan hệ hữu cơ với nhau. Những biện pháp này cần tác động theo các hướng sau:

Mt là, đẩy mnh công tác tuyên truyn gii thiu sn phm: công tác tuyên truyền bằng nhiều hình thức quảng bá, giới thiệu sản phẩm công nghiệp đến các vùng . Mặt khác, các cơ quan chức năng của tỉnh hướng dẫn tạo điêù kiện thuận lợi cho các cụm

công nghiệp nông thôn, hộ gia đình các làng nghềđăng ký thương hiệu để quảng bá sản phẩm trên thị trường trong và ngoài nước, xây dựng đĩa CD_ROM, quảng bá trên mạng. Ngoài ra tỉnh quan hệ tốt với các tờ báo, tạp chí như: Tạp chí Công nghiệp, Tạp chí Nông nghiệp và phát triển nông thôn, Tạp chí Du lịch, đài truyền hình Việt Nam thực hiện các bài viết, phóng sự về sản phẩm hàng công nghiệp nông thôn Duyên hải Nam Trung bộ.

Hai là, m rng th trường tiêu th sn phm công nghip nông thôn trong vùng và vươn ra th trường trong nước và thế gii.

Trước hết: Phải xây dựng chính sách cho từng loại sản phẩm công nghiệp nhưđường, bánh kẹo, chiếu cói, gạch, đá xây dựng...Các chính sách này gắn liền với vai trò “bà đỡ” là kinh tế nhà nước, nhất là các công ty, doanh nghiệp thương mại nhà nước đứng chân trên địa bàn làm dịch vụ 2 đầu một cách đồng bộ, chính sách trợ cước để phát triển kinh tế công nghiệp nông thôn, mặt khác thông qua sự hỗ trợ của Nhà nước để nâng cao sức cạnh tranh, năng lực tiếp cận thị trường.

Thứ hai: Đặc biệt coi trọng mạng lưới thương mại, dịch vụ nhà nước; hợp tác xã mua bán phải đổi mới, cắm sâu đến từng cơ sở sản xuất, đến từng chợ.

Thứ ba: Mở rộng và phát triển hệ thống chợ nông thôn ở các tỉnh Duyên hải Nam trung bộ, hình thành các điểm đại lý giới thiệu sản phẩm công nghiệp nông thôn, thông qua chợđể làm cầu nối lưu thông hàng hoá giữa các cơ sở sản xuất hàng công nghiệp, giữa nông thôn với thành thị,

Thứ tư: Đa dạng hoá sản phẩm, gắn với thay đổi mẫu mã, tăng cường trang thiết bị sản xuất để nâng cao năng suất lao động hạ thấp giá thành đểđưa sản phẩm CNNT ở

các tỉnh Duyên hải Nam Trung bộđến với các nước trong khu vực và thế giới.

Thứ năm: Cần coi trọng thị trường xuất khẩu tại chỗ bằng cách:

- Gắn phát triển các cơ sở CNNT, các làng nghề với phát triển du lịch, đặc biệt là du lịch sinh thái và du lịch đến với các di sản văn hóa thế giới ở miền Trung, qua đó xây dựng hình ảnh tích cực về các làng nghề, các sản phẩm thủ công mỹ nghệđểđảm bảo sự

lôi cuốn lâu bền với khách du lịch.

- Tổ chức các tour du lịch tham quan tại các LN, cơ sở sản xuất hàng thủ công truyền thống hoặc mở các cửa hàng thủ công mỹ nghệ song song với các tour du lịch đến các di sản văn hóa thế giới.

Thứ sáu: Đẩy mạnh hoạt động xúc tiến thương mại để hỗ trợ tiêu thụ sản phẩm cho các cơ sở CNNT và các làng nghề.

Cần tăng cường công tác thông tin dự báo thị trường giúp cho các cơ sở sản xuất

định hướng phát triển mặt hàng, mở rộng quy mô sản xuất, nâng cao chất lượng, cải tiến mẫu mã sản phẩm nhằm đáp ứng yêu cầu khách hàng. Mở các trung tâm chuyên mua bán sản phẩm thủ công truyền thống ở các thành phố, thị xã, các điểm du lịch lớn như Hội An, Huế, Mỹ Sơn, Đà Nẵng, Nha Trang.

Một phần của tài liệu PHÁT TRIỂN CÔNG NGHIỆP NÔNG THÔN Ở CÁC TỈNH DUYÊN HẢI NAM TRUNG BỘ - THỰC TRẠNG VÀ GIẢI PHÁP (Trang 181 - 186)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(190 trang)