0
Tải bản đầy đủ (.pdf) (190 trang)

Trình độ phát triển nông nghiệp.

Một phần của tài liệu PHÁT TRIỂN CÔNG NGHIỆP NÔNG THÔN Ở CÁC TỈNH DUYÊN HẢI NAM TRUNG BỘ - THỰC TRẠNG VÀ GIẢI PHÁP (Trang 27 -27 )

CNNT hoạt động gắn bó chặt chẽ với kinh tế - xã hội nông thôn, trong đó nó gắn rất chặt với trình độ phát triển nông nghiệp, vì vậy, sự phát triển CNNT chịu tác động mạnh của trình độ phát triển nông nghiệp. sự tác động đó được thể hiện ở chỗ:

- Khi nông nghiệp phát triển dẫn đến thu nhập của các hộ nông dân tăng theo, cho nên các cơ sở CNNT sản xuất hàng tiêu dùng có cơ hội phát triển để đáp ứng nhu cầu ngày càng tăng của nông dân. Do ảnh hưởng lan toả dây chuyền, các hộ dân cưở nông thôn cũng có nhu cầu tiêu dùng tăng lên, tạo cơ sở tiêu thụ sản phẩm hàng tiêu dùng của CNNT ngày càng phát triển.

- Khi trình độ phát triển của nông nghiệp được nâng cao thì nhu cầu sử dụng máy móc nông cụ, phân bón... Tăng lên, dẫn đến các cơ sở CNNT sản xuất máy móc nông cụ, phân bón, thức ăn gia súc... Có thị trường tiêu thụ. Các cơ sở CNNT sửa chữa nông cụ ngày càng hoạt động nhiều hơn.

- Khi trình độ phát triển của nông nghiệp tăng lên thì cơ cấu kinh tế trong nông nghiệp sẽ thay đổi theo hướng tăng tỷ lệ chăn nuôi, tăng tỷ lệ cây trồng là nguyên liệu, dẫn đến các cơ sở CNNT chế biến hoạt động đa dạng và phong phú hơn.

- Trình độ phát triển của nông nghiệp còn ảnh hưởng đến sự phát triển CNNT ở chỗ: tuỳ theo loại hình tổ chức sản xuất trong nông nghiệp như thế nào dẫn đến CNNT sẽ phát triển sản phẩm nào cho phù hợp, nếu kinh tế hộ là chính thì CNNT sản xuất máy nhỏ, công cụ cầm tay là chính vì máy lớn không thể tiêu thụđược do quy mô sản xuất của từng hộ còn thấp.

Một phần của tài liệu PHÁT TRIỂN CÔNG NGHIỆP NÔNG THÔN Ở CÁC TỈNH DUYÊN HẢI NAM TRUNG BỘ - THỰC TRẠNG VÀ GIẢI PHÁP (Trang 27 -27 )

×