Kinh nghiệm phát triển CNNT trên cơ sở thu hút một số cơ sở công nghiệp đô thị về nông thôn ở Hàn Quốc.

Một phần của tài liệu PHÁT TRIỂN CÔNG NGHIỆP NÔNG THÔN Ở CÁC TỈNH DUYÊN HẢI NAM TRUNG BỘ - THỰC TRẠNG VÀ GIẢI PHÁP (Trang 41 - 42)

nghip đô th v nông thôn Hàn Quc.

Vềđiều kiện tự nhiên, Hàn Quốc có tổng diện tích 99.000 km2, trong đó chỉ có 22% diện tích đất là canh tác được và ở rải rác trên các đỉnh núi.

Khi chiến tranh chấm dứt, Chính phủ Hàn Quốc đã chú trọng đến công cuộc công nghiệp hoá nông thôn ngay sau khi kết thúc chiến tranh, xem đó là chiến lược để phát triển nông thôn và tăng thu nhập cho dân cư. Nhiều chương trình được thực hiện nhằm phát triển các ngành CNNT, đáng chú ý là một số chương trình như chương trình kinh doanh của các hộ gia đình nông dân, chương trình phát triển công nghiệp, thủ công nghiệp truyền thống, chương trình xí nghiệp Saemaul. Trong đó chương trình Saemaul đáng chú ý nhất 19.

Từ năm 1980 đến năm 1993 Chính phủ đã quy hoạch xây dựng 350 vùng nông – công nghiệp, đồng thời xây dựng các tổ hợp CNNT20. Mục đích xây dựng các tổ hợp này là nhằm thu hút lao động dư thừa ở nông thôn, thúc đẩy doanh nghiệp ởđịa phương phát triển, thu hút thêm các cơ sở công nghiệp từ thành phố về nông thôn, ngăn ngừa sự tập trung công nghiệp và dân cưở thành thị quá mức.

Qua chương trình phát triển CNNT ở Hàn Quốc, có thể rút ra một số bài học kinh nghiệm sau:

Một là, CNNT ở Hàn Quốc phát triển theo quy hoạch nên hạn chế được sự lãng phí các nguồn lực ở nông thôn.

Với việc quy hoạch các khu công nghiệp, xây dựng các tổ hợp công nghiệp đã có tác dụng thiết thực thúc đẩy CNNT phát triển mạnh. Đồng thời, đây cũng là cách thức tập trung phát triển công nghiệp ở địa phương, tránh phân tán vừa lãng phí nguồn lực vừa khó kiểm soát.

Hai là, với chủ trương đưa bộ phận công nghiệp thành phố về nông thôn làm cho CNNT có thể phát triển với quy mô lớn, trang bị máy móc thiết bị hiện đại.

19

SOOKEUN KIM – phát triển nông thôn Hàn Quốc những vấn đề chiến lược và kinh nghiệm - tạp chí thông tin lý luận 8/1995

20

Do việc đưa một số ngành công nghiệp từ thành phố về nông thôn nên CNNT bao gồm nhiều xí nghiệp công nghiệp có trình độ không chênh lệch lớn với các xí nghiệp công nghiệp hiện đại ở thành phố. Khi đưa bộ phận công nghiệp thành phố về nông thôn đã làm cho CNNT gắn bó mật thiết với các trung tâm công nghiệp lớn nhiều mặt ngay từ đầu nên các xí nghiệp CNNT có thể phát triển thuận lợi dễ dàng hơn.

Tuy nhiên, lúc đầu Hàn Quốc không chú ý cho việc phát triển CNNT mà chỉ chú ý đến phát triển công nghiệp đô thị, nên Hàn Quốc đã tập trung mở rộng về quy mô một số lượng các xí nghiệp ởđô thị. Điều này đã dẫn đến việc xuất hiện dòng người di cư từ nông thôn ra thành phố, gây nên sự đông đúc chật chội ở khu vực thành phố. Hơn nữa ở các thị trấn nhỏ thì việc hình thành những khu công nghiệp ở đây sẽ có những hạn chế như: không có điều kiện về kết cấu hạ tầng cần thiết cũng như các dịch vụ để thu hút các nhà đầu tư và người lao động, nhất là việc thu hút các nhà quản lý và các kỹ sư có trình độ, đặc biệt phương tiện đi lại, ngân hàng, thông tin, thị trường có những khó khăn nhất định. Do vậy sau này chính phủ Hàn Quốc đã điều chỉnh để giải quyết.

1.5.4 Kinh nghim phát trin CNNT theo mô hình gn kết gia nông nghip và công nghip Đài Loan.

Một phần của tài liệu PHÁT TRIỂN CÔNG NGHIỆP NÔNG THÔN Ở CÁC TỈNH DUYÊN HẢI NAM TRUNG BỘ - THỰC TRẠNG VÀ GIẢI PHÁP (Trang 41 - 42)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(190 trang)