- Định hướng về thị trường cho CNNT ở các tỉnh Duyên hải Nam Trung bộ
3.2.6 Nâng cao hiệu quả hoạt động của hệ thống dịch vụ hỗ trợ công nghiệp nông thôn và mở rộng sự liên kết của các cơ sở CNNT
nông thôn và mở rộng sự liên kết của các cơ sở CNNT
Quá trình phát triển CNNT rất cần sự hỗ trợ của hệ thống dịch vụ như dịch vụ cung ứng vật tư kỹ thuật, dịch vụ tư vấn về khoa học công nghệ, tư vấn về kinh doanh, pháp luật, dịch vụ thương mại…đồng thời rất cần đến sự hợp tác, liên kết kinh tế giữa chúng với các cơ sở kinh tế khác trên địa bàn hay nơi khác. Thực tế hoạt động của
CNNT ở các tỉnh DHNTB trong thời gian qua cho thấy, nếu không có sự liên kết kinh tế, không có sự hỗ trợ của hệ thống dịch vụ thì CNNT khó có thể hoạt động có hiệu quả được. Vì thế phát triển hệ thống dịch vụ và mở rộng sự liên kết kinh tế là giải pháp cần thiết để tạo điều kiện cho CNNT ở các tỉnh DHNTB phát triển. Thực hiện giải pháp này cần tiến hành các hướng sau đây:
Một là,Nhà nước có chính sách khuyến khích phát triển dịch vụở nông thôn: Các cơ sở dịch vụ này phát triển nhằm phục vụ tất cả các ngành kinh tế trong đó có CNNT. Các cơ sở này không thể phát triển một cách ồạt mà phải xuất phát từ nhu cầu của từng địa bàn với sự định hướng và khuyến khích của Nhà nước. Các dịch vụ cần được ưu tiên phát triển hiện nay là dịch vụ cung ứng các vật tư, kỹ thuật cho sản xuất kinh doanh, dịch vụ về công nghệ kỹ thuật, dịch vụ thương mại, dịch vụ tư vấn về kinh doanh và pháp luật…các dịch vụ này hoạt động đa dạng dưới nhiều hình thức tổ chức khác nhau của các thành phần kinh tế, nhưng trong đó ở một số loại hình dịch vụ cần phải có sự hỗ trợ của Nhà nước như dịch vụ mở rộng công nghiệp, dịch vụ tư vấn về kinh doanh và pháp luật... Loại hình dịch vụ mở rộng công nghiệp nhằm hỗ trợ cho các doanh nghiệp vừa và nhỏ về kiến thức kinh tế, kỹ thuật, quản lý và cải tiến sản phẩm. Sự hỗ trợđó bắt đầu từ khi chủđầu tư có ý định thành lập doanh nghiệp như thẩm định dự án, đánh giá triển vọng phát triển, dự kiến địa điểm, vốn, thị trường tiêu thụ, hướng dẫn lựa chọn công nghệ máy móc thiết bị, nguyên vật liệu... Khi doanh nghiệp hoạt động thì hỗ trợ về tín dụng, nguồn cung cấp nguyên vật liệu, đào tạo công nhân, cung cấp thông tin về thị trường, bảo trì bảo dưỡng thiết bị định kỳ, giúp doanh nghiệp sử dụng đúng mục đích tài chính, tổ chức lao động hợp lý, lập kế hoạch sản xuất…
Hai là, đổi mới cách thức hoạt động của các loại dịch vụ phù hợp với yêu cầu của công nghiệp nông thôn. Cụ thể:
- Đối với Dịch vụ khoa học, công nghệ và khuyến công.
+ Tạo lập thể chế gắn các hoạt động khoa học công nghệ với sản xuất kinh doanh: rà soát các quy định có liên quan đến quản lý đầu tư, thuế tín dụng cho các hoạt động KH-CN nhằm tạo ra cơ chếđồng bộ khuyến khích đầu tưđúng mức cho các hoạt động nghiên cứu phát triển. Thông qua cơ chế khuyến khích tạo môi trường thuận lợi cho các doanh nghiệp đầu tư nghiên cứu khoa học và đổi mới công nghệ. Hỗ trợ các doanh nghiệp áp dụng các hệ thống chất lượng tiêu chuẩn quốc tế, hỗ trợ từ ngân sách
cho các dự án nghiên cứu phát triển KH-CN phục vụ phát triển CNNT. Áp dụng cơ chế đấu thầu ký kết hợp đồng khoán gọn cho việc thực hiện các nhiệm vụ nghiên cứu, phát triển công nghệ có tầm quan trong cho kinh tế xã hội của từng địa phương. Có cơ chế khuyến khích thành lập các doanh nghiệp nghiên cứu khoa học và phát triển công nghệ dưới nhiều hình thức khác nhau ( công ty cổ phần, công ty trách nhiệm hữu hạn, liên doanh...) đểđưa nhanh các kết quả nghiên cứu vào sản xuất.
+ Tạo lập thị trường công nghệ: Triển khai các “ chợ phiên và chợảo công nghệ và thiết bị” hình thành cơ chế vận hành thị trường công nghệ ngay trên địa bàn các tỉnh, cụm tỉnh hoặc cả vùng. Hình thành cơ quan tư vấn thị trường công nghệ, đăng ký hoạt động KH-CN, sở hữu trí tuệ, thẩm định các dự án và hợp đồng chuyển giao công nghệ độc lập với cơ quan quản lý nhà nước.Tạo lập thị trường lao động KH-CN thông qua áp dụng chếđộ khuyến khích và ưu đãi, áp dụng chếđộ biên chế linh hoạt để phát triển nguồn nhân lực KH-CN.
+ Tiếp tục đổi mới và hoàn thiện cơ chế quản lý tài chính KH-CN: Đa dạng hoá nguồn kinh phí, khuyến khích các doanh nghiệp của các thành phần kinh tế đầu tư cho hoạt động KH-CN thông qua công cụ thuế, tín dụng ưu đãi. Cho phép các doanh nghiệp có điều kiện khấu hao nhanh đối với công nghệ thuộc các hướng ưu tiên và trọng điểm của các tỉnh, được sử dụng lợi nhuận trước thuếđể chi cho đổi mới công nghệ, cấp kinh phí cho nghiên cứu, triển khai và thử nghiệm để đổi mới sản phẩm. Thành lập quỹ phát triển KH-CN, hoạt động theo nguyên tắc tài trợ không hoàn lại hoặc có hoàn lại một phần.
+ Tăng cường liên kết hợp tác KH-CN với các địa phương khác kể cả nước ngoài. Đặc biệt liên kết hỗ trợ khoa học công nghệ với các trung tâm lớn như thành phố Hồ Chí Minh, Hà Nội…
- Dịch vụ tư vấn kinh doanh và tư vấn pháp lý.
Để hoàn thiện công tác trợ giúp pháp lý cần phải thực hiện các yêu cầu sau: Đối với Nhà nước cần phải có luật riêng về doanh nghiệp CNNT, các văn bản hiện nay chỉ là văn bản dưới luật chưa đủ hiệu lực và điều kiện trợ giúp pháp lý cho các doanh nghiệp CNNT. Đối với các địa phương, đặc biệt là các sở và phòng công thương của các tỉnh và huyện cần đẩy mạnh hơn công tác trợ giúp pháp lý và hỗ trợ kinh doanh. Ngay từ khi có có kế hoạch khởi nghiệp các doanh nghiệp CNNT cần
phải nhận được sự hỗ trợ cả gói theo kiểu gói hỗ trợ tổng hợp. Cần hình thành tổ chức tư vấn và thông tin chuyên nghiệp cho những doanh nghiệp CNNT. Nên góp ý về bản kế hoạch khởi nghiệp cho doanh nghiệp, hướng dẫn họ về quyết định lựa chọn ngành nghề và công nghệ, hướng dẫn và tạo thuận lợi trong thủ tục đăng ký kinh doanh, ký kết hợp đồng, xây dựng thương hiệu, cung cấp thông tin và hướng dẫn tiếp cận các khoản tín dụng , cung cấp cho họ tài khoản thương mại điện tử , cung cấp thông tin và tạo thuận lợi cho họ tham gia các chương trình đào tạo nâng cao kiến thức kinh doanh và kiến thức về công nghệ thông tin, phổ biến kiến thức về pháp luật , về thị trường liên quan đến CNNT...những trợ giúp như vậy cần phải được duy trì ngay cả sau khi doanh nghiệp đã qua giai đoạn khởi nghiệp.
- Dịch vụ bảo hiểm sản xuất.
+ Đối với bảo hiểm xã hội : tất cả các doanh nghiệp thuộc mọi thành phần kinh tế đều phải đóng bảo hiểm theo luật lao động và luật bảo hiểm. Đây là bảo hiểm bắt buộc theo luật định, do đó các tổ chức bảo hiểm xã hội của các địa phương cần vận động và có các biện pháp tích cực nhằm tạo điều kiện để các doanh nghiệp đóng bảo hiểm xã hội cho công nhân. Cần phải có chế tài cụ thể buộc các doanh nghiệp thực hiện tốt quyền lợi cho người lao động.
+ Đối với bảo hiểm sản xuất phòng những bất trắc do thiên tai, hoả hoạn cần vận động các chủ doanh nghiệp phải thấy được quyền lợi và nghĩa vụ để họ mua bảo hiểm. Trong điều kiện thiên tai khắc nghiệt như ở miền Trung nếu mua bảo hiểm sẽ là một lợi thế đảm bảo an toàn cho sản xuất. Tránh những thiệt hại do bão lũ và các điều kiện khác gây nên.
+ Để thực hiện tốt công tác bảo hiểm doanh nghiệp, các tổ chức bảo hiểm cần đổi mới phương thức hoạt động, các tổ chức này cần sâu sát các doanh nghiệp hơn. Thực hiện việc hỗ trợđối với các đối tượng được bảo hiểm nhằm giúp cho các đối tượng giảm bớt những khó khăn khi doanh nghiệp bị thiệt hại.
Ba là, tạo mối liên kết giữa các cơ sở sản xuất CNNT của các tỉnh DHNTB.
Để thực hiện sự liên kết kinh tế giữa các tỉnh và các cơ sở CNNT cần phải thực hiện những giải pháp đồng bộ trong đó cần tập trung một sốđiểm sau đây:
- Các tỉnh DHNTB cũng như các doanh nghiệp CNNT ở đây cần phải nhận thức rõ sự cần thiết phải liên kết kinh tế trong khu vực, chỉ có liên kết mới có thể phát triển, các doanh nghiệp CNNT mới khắc phục khó khăn về giải quyết đầu vào và đầu ra, mới tăng cường đổi mới công nghệ, kinh nghiệm kinh doanh, sử dụng hợp lý những lợi thế nhằm phát triển tốt hơn.
- Phải tạo được cơ chế kết hợp và liên kết. Hiện nay DHNTB chưa có một cơ chế liên kết rõ ràng . Dù trong chiến lược phát triển kinh tế xã hội 2001- 2010 của Việt Nam đã định hướng chung cho liên kết nhưng vai trò của Trung ương trong việc liên kết chưa có, trong khi chưa có tỉnh nào có thể làm đầu tàu, có tiếng nói quyết định. Do đó ởđây nên thiết lập một cơ chếđối thoại và trao đổi thông tin giữa các địa phương thông qua các kênh khác nhau, các cơ quan chuyên trách, tổ chuyên môn. Trong điều kiện hiện nay của khu vực thì trước hết Chính phủ và các Bộ sẽ là người phải chủ trì cho liên kết này. Các UBND và các sở của các tỉnh phải đứng ra tổ chức cho công tác liên kết giữa các doanh nghiệp CNNT. Hoặc là tạo điều kiện và có biện pháp để các cơ sở công nghiệp ở nội thành, ở các khu công nghiệp tập trung hỗ trợ CNNT, như tài trợ vốn hoạt động, hỗ trợ công nghệ kỹ thuật, hỗ trợ việc tiêu thụ sản phẩm, hỗ trợ việc đào tạo lao động, đặt hàng gia công...
- Khuyến khích các doanh nghiệp CNNT liên kết, liên doanh trong kinh doanh nhằm tạo điều kiện hỗ trợ nhau trong kinh doanh và tạo ra những doanh nghiệp có quy mô lớn, có thương hiệu mạnh đặc biệt trong lĩnh vực chế biến thuỷ sản, sản xuất vật liệu xây dựng... Nhằm khai thác tốt tiềm năng của vùng. Kết nối các doanh nghiệp FDI với các doanh nghiệp CNNT nội địa thông qua các chương trình giới thiệu nhu cầu phát triển và sử dụng sản phẩm của nhau và hợp đồng kính tế giữa hai bên hoặc nhiều bên tham gia.Tạo mối liên kết các doanh nghiệp trong các khu và cụm công nghiệp với nhau và các với doanh nghiệp ngoài khu công nghiệp. Ngoài ra, các cơ sở CNNT có thể liên kết kinh tế với các địa phương khác dưới nhiều hình thức nhưđặt đại lý tiêu thụ, đại lý thu mua nguyên liệu, hợp tác sản xuất...
3.2.7 Hoàn thiện các chính sách và nâng cao hiệu quả quản lý của bộ máy Nhà nước để thúc đẩy CNNT phát triển