- Dịch vụ bảo hiểm sản xuất.
2.3.2 Một số hạn chế của hoạt động CNNT ở các tỉnh DHNTB
Hoạt động CNNT trong thời gian qua đã đạt được một số kết quả rất có ý nghĩa, nhưng bên cạnh đó vẫn còn một số tồn tại hạn chế như:
Một là, tuy thành phố, tỉnh đã có chiến lược, quy hoạch, kế hoạch phát triển CNNT , nhưng do việc triển khai tổ chức thực hiện chậm và thiếu đồng bộ nên CNNT phần lớn còn tự phát, các cơ sở CNNT còn xen cài trong các khu dân cư, chưa hình thành được nhiều tụ điểm CNNT, từ đó ảnh hưởng khá lớn đến môi trường cảnh quan chung..
Thời gian qua, các tỉnh DHNTB đều đã xây dựng quy hoạch tổng thể phát triển công nghiệp và ngành nghề thủ công của địa phương mình. Nhưng nhìn chung các quy hoạch này còn nhiều mặt hạn chế như chưa đánh giá được một cách đầy đủ tiềm năng và lợi thế của địa phương và khu vực, xu thế vận động của thị trường, những cơ hội và thách thức khi hội nhập với nền kinh tế thế giới, nhiều quy hoạch đã được xây dựng khá lâu nên hiện tại có nhiều điểm bất cập, không còn phù hợp nữa nhưng chưa được điều chỉnh, sửa đổi hay một số sản phẩm mũi nhọn của địa phương vẫn chưa có quy hoạch phát triển dài hạn, nhiều quy hoạch khi xây dựng chưa tạo được sự liên kết trong phát triển giữa các địa phương, các ngành với nhau. Chính vì những hạn chế yếu kém này đã dẫn tới tình trạng đầu tư phát triển một số sản phẩm còn mang tính dàn trải, trùng lắp, kém hiệu quả mà điển hình nhất là việc phát triển tràn lan các nhà máy đường, nhà máy xi măng lò đứng, các nhà máy đông lạnh, các nhà máy dệt may ở các tỉnh DHNTB.
Hai là, các cơ sở CNNT ở các tỉnh DHNTB phần lớn quy mô còn nhỏ bé. Hầu hết các cơ sởđều gặp khó khăn về vốn.
Qua khảo sát các cơ sở CNNT ở nhiều tỉnh DHNTB cho thấy, trừ một số cơ sở chế biến nông sản của Nhà nước như các nhà máy đường, nhà máy đông lạnh còn lại hầu hết các cơ sở từ các DN tư nhân, hợp tác xã ngành nghề hay tổ sản xuất tư nhân đều có quy mô rất nhỏ, kể cả quy mô về vốn và quy mô về lao động. Hầu hết các cơ sở CNNT hoạt động chủ yếu trên cơ sở vốn tự có và vốn ứng trước của các DN giao gia công. Rất nhiều cơ sở có nhu cầu vay vốn từ ngân hàng nhưng không dám vay hay vay không được, vì tỷ trọng lợi nhuận trên vốn lưu động thấp hơn lãi suất tiền vay, hoặc vì không có khả năng thế chấp do giá trị tài sản cốđịnh
của cơ sở sản xuất không cao, hoặc vì thời hạn cho vay của ngân hàng không phù hợp với chu kỳ kinh doanh của họ ( nhất là những cơ sở có sử dụng nguyên liệu từ nông nghiệp, bị phụ thuộc nhiều vào tính mùa vụ của hoạt động nông nghiệp), hoặc do thủ tục vay khó khăn... Đã hạn chế việc cho vay. Với số vốn tự có không lớn, cho nên quy mô của các cơ sở CNNT phần lớn là rất nhỏ, khó có thể mở rộng và phát triển sản xuất, khó có thể đổi mới công nghệ thiết bị để tăng năng suất, tăng chất lượng sản phẩm. Hoặc là, khảo sát ở các LN cho thấy: Đa số các LN ở các tỉnh DHNTB có quy mô nhỏ, sản xuất phân tán. Tỉnh Quảng Nam chỉ có 19/61 LN có quy mô đạt 30% số hộ và lao động làm nghề tiểu thủ công nghiệp so với lao động toàn tỉnh và đạt trên 35% giá trị sản xuất và thu nhập của làng trong năm, còn lại là chưa đạt, có làng nghề chỉ có 3 hộ làm nghề. Vốn kinh doanh ở các LN còn nhỏ bé, bình quân hộ chuyên nghề là 20,56 triệu đồng, hộ kiêm là 9,18 triệu đồng. Số ít LN như ươm tơ dệt lụa, đúc đồng, nghề mộc có số vốn vài trăm triệu đồng, còn phần lớn các LN như dệt chiếu, tre đan, làm hương, làm bánh tráng chỉ có số vốn vài trăm ngàn đồng đến vài triệu đồng/hộ.
Ở Bình Định, vốn bình quân các LN khoảng 14,3 triệu đồng/1 cơ sở, có nhiều ngành nghề vốn rất thấp như sản xuất bánh tráng, bún 4,46 triệu đồng/1 cơ sở, rượu 2,7 triệu đồng/1 cơ sở, dệt chiếu 2,8 triệu đồng/1 cơ sở, đặc biệt dệt thổ cẩm, thảm xơ dừa có mức vốn dưới 1 triệu đồng, thấp so với mức bình quân chung của LN toàn quốc là 25,71 triệu đồng/hộ chuyên và 16,1 triệu đồng/hộ kiêm. Với quy mô hoạt động nhỏ bé như vậy, khó có thể liên kết với công nghiệp đô thị để tìm nguồn tài trợ về vốn. Nếu không có giải pháp tháo gỡ về vốn cho hoạt động CNNT thì khả năng phát triển của chúng sẽ bị hạn chế rất nhiều
Ba là, mặc dù thành phố, tỉnh, huyện cùng các cơ sở doanh nghiệp Nhà nước tạo môi trường thuận lợi hỗ trợ về kỹ thuật công nghệ cũng như tư vấn về công nghệ cho các cơ sở sản xuất CNNT, nhưng đến nay công nghệ, trang thiết bị của các cơ sở CNNT còn lạc hậu, phần lớn chậm được đồi mới. Hầu hết các cơ sở CNNT ở các tỉnh DHNTB đều đang sử dụng những thiết bị công nghệ lạc hậu, công nghệ sử dụng nhiều lao động. Một số cơ sở có những thiết bị công nghệ trung bình hoặc trung bình tiên tiến nhưng cũng không nhiều. Chẳng hạn ở các HTX dệt may của Trà Kiệu, của Duy Trinh ( Quảng Nam ) có một số HTX có sử dụng máy dệt kiếm của Trung Quốc nhưng đều là những máy dệt đã sử dụng 10-15 năm và được mua
lại khi các cơ sở sản xuất ở thành phố Hồ Chí Minh thanh lý. Các cơ sở sản xuất nông cụ, xay xát gạo, làm bánh kẹo cũng đã sử dụng các máy móc thiết bị nhưng phần lớn là các máy móc thiết bị cũ, tiêu hao nhiều năng lượng nhưng năng suất thấp. Các cơ sở làm hàng thủ công mỹ nghệ, làm bánh tráng, làm bún, chế biến nước mắm, dệt chiếu, vẫn sử dụng các phương pháp thủ công là chính. Hoặc như ngành dệt ở các huyện, ngoại trừ một vài cơ sở mới được thành lập, còn lại thì máy móc của các cơ sở dệt đều cũ kỹ lạc hậu, nhiều cơ sở muốn đổi mới công nghệ thiết bị nhưng máy móc không ai mua, một số cơ sở bán theo giá như sắt phế thải, thu hồi vốn không bao nhiêu nên muốn thay đổi công nghệ, máy móc mới xem như bắt đầu từ số không, trong khi đó nguồn vốn đểđầu tư mới lại hạn chế, vì thế các cơ sở này tận dụng máy cũđể sản xuất cầm chừng. Do tình trạng công nghệ, thiết bị như trên nên các cơ sở CNNT đạt năng suất, chất lượng sản phẩm thấp, giá thành cao làm cho khả năng cạnh tranh trên thị trường bị hạn chế.
Bốn là, trình độ lao động của CNNT còn ở dạng lao động thủ công, số lượng lao động được đào tạo cơ bản dài hạn rất ít, lao động có tay nghề cao thường bị thu hút vào các cơ sở công nghiệp nội thành hay các khu công nghiệp tập trung. Các cơ sở CNNT thu hút lao động còn ít, chưa đáp ứng được xu thế chuyển dịch lao động ở nông thôn. Một số lao động do hoạt động CNNT không hiệu quả, thu nhập thấp quay lại hoạt động nông nghiệp. Một số lao động chạy theo thu nhập nên thường thay đổi chỗ làm việc, từđó lực lượng lao động trong CNNT thiếu ổn định.
Năm là, các sản phẩm CNNT ở DHNTB phát triển đa dạng nhưng chất lượng còn thấp, kiểu dáng, mẫu mã đơn điệu, nhiều sản phẩm còn chưa có thương hiệu.
Để đáp ứng nhu cầu phát triển chung của vùng và nhu cầu riêng của từng đối tượng dân cư, CNNT ở các tỉnh DHNTB đã sản xuất ra nhiều chủng loại sản phẩm phong phú: từ chế biến các sản phẩm phục vụ cho ăn, mặc, nông cụ sản xuất, phương tiện vận chuyển đến những sản phẩm thoả mãn nhu cầu của đời sống tinh thần và tâm linh. Tuy nhiên, mặc dù các sản phẩm đa dạng và đã có một số sản phẩm CNNT ở các tỉnh DHNTB đã tạo được uy tín cho người tiêu dùng như : đường phèn, mạch nha Quảng Ngãi, bánh tráng dừa Tam Quan, rượu Bàu Đá ( Bình Định ), hàng đá mỹ nghệ Non Nước ( Đà Nẵng ), hàng mộc mỹ nghệ Kim Bồng, đồ đồng Phước Kiều, lồng đèn Hội An ( Quảng Nam ), nước mắm Cam Ranh ( Khánh Hoà ). Nhưng cũng có nhiều sản phẩm đã được sản xuất cả vài chục năm nay nhưng
vẫn chưa nâng cao được chất lượng, đổi mới được kiểu dáng và khá nhiều trong số đó vẫn chưa có thương hiệu hoặc chưa đăng ký thương hiệu với các cơ quan chức năng nên đã dẫn đến tình trạng tranh chấp thương hiệu như sản phẩm mộc mỹ nghệ Kim Bồng, rượu Bàu Đá.
Sáu là, ngoại trừ một số cơ sở CNNT được bao tiêu hoặc được nhận tiêu thụ ổn định, còn lại phần lớn các cơ sở CNNT chưa có thị trường tiêu thụổn định, nhiều lúc phải giảm năng lực sản xuất, từ đó làm hạn chế khả năng sản xuất và hiệu quả kinh doanh của các cơ sở CNNT. Bên cạnh một số sản phẩm đã tạo được uy tín với khách hàng ở các địa phương khác và từng bước mở rộng được thị trường trong và ngoài nước. Còn lại hầu hết các sản phẩm của CNNT các tỉnh DHNTB đều chủ yếu là phục vụ người dân tại chỗ. Sở dĩ có tình trạng này một mặt là do chất lượng của các sản phẩm CNNT ở các tỉnh DHNTB còn thấp nên gặp rất nhiều khó khăn khi cạnh tranh với các sản phẩm tương tự của các khu vực khác, mặt khác sức mua của người dân khu vực này vẫn còn khá thấp nên có thể nói thị trường tiêu thụ của các sản phẩm CNNT ở các tỉnh DHNTB còn rất nhỏ hẹp.
Bảy là, CNNT ở các tỉnh hoạt động trong điều kiện kết cấu hạ tầng bước đầu được cải thiện, nhưng nói chung, còn bất cập với sự phát triển kinh tế - xã hội ở nông thôn nói chung và CNNT nói riêng.
Tám là, mặc dù hoạt động CNNT ở các tỉnh, thành đã thể hiện được nhiều mối quan hệ liên kết kinh tế với nhiều đối tượng khác nhau, nhưng chưa thực sự phổ biến. Sự hoạt động của CNNT phần lớn còn khép kín, chưa mở rộng sự liên kết với các ngành trong địa bàn, chưa liên kết tốt với công nghiệp đô thị với các cơ sở công nghiệp trong các khu công nghiệp, chưa liên kết nhiều với các địa phương khác trong vùng. Thực tế trong những năm qua đã có sự liên kết của các doanh nghiệp CNNT trong một mức độ nhất định, các liên kết đó đã diễn ra trong phạm vi một huyện, tỉnh và cả khu vực DHNTB hoặc ra bên ngoài như thành phố Đà Nẵng với Thừa Thiên- Huế hoặc Quảng Nam- Quảng Ngãi... Bình Định với Phú Yên, Khánh Hoà và các tỉnh Tây Nguyên các quan hệ liên kết đã được thực hiện như:
- Liên kết kinh tế giữa CNNT với công nghiệp đô thị biểu hiện ở các hoạt động như: công nghiệp đô thị chuyển giao công nghệ cho CNNT, CNNT làm vệ tinh hay gia công cho công nghiệp đô thị. Xí nghiệp ởđô thị bao tiêu sản phẩm của CNNT.
- Liên kết kinh tế giữa CNNT với các ngành nông nghiệp, dịch vụ thương mại trên địa bàn huyện, thành phố và một số địa phương trong quan hệ cung ứng vật tư nguyên liệu, tiêu thụ sản phẩm, vay vốn.
- Liên kết sản xuất giữa các đơn vị CNNT trong huyện như các xí nghiệp đào tạo tay nghề cho công nhân, sau đó họ trở về gia đình truyền lại kỹ thuật và tổ chức sản xuất độc lập, làm vệ tinh cho xí nghiệp.
- Liên kết giữa CNNT với doanh nghiệp nước ngoài trong việc gia công sản phẩm như ngành may.
Tuy vậy sự liên kết đó còn mang tính tự phát, chưa có sự tác động của Trung ương hay chính quyền các cấp . Các địa phương chưa có biện pháp cụ thểđể các cơ sở CNNT có điều kiện liên kết với nhau. Nói chung các cơ sở vẫn mạnh ai nấy làm, tình trạng cát cứ giữa các doanh nghiệp và các địa phương đang là hiển hiện chưa khắc phục được.