phát triển công nghiệp nông thôn.
- Thuận lợi.
Có thể rút ra một số thuận lợi trong quá trình phát triển CNNT ở các tỉnh DHNTB như sau :
Một là, trong những năm vừa qua, chính quyền nhiều địa phương đã nhận thức rõ được tầm quan trọng của CNNT nên đã có sự quan tâm, chú ý đến việc tạo điều kiện cho CNNT phát triển như: đã ban hành nhiều chính sách ưu đãi cho việc phát triển CNNT như chính sách đất đai, chính sách tín dụng, chính sách thuế, chính sách hỗ trợđào tạo lao động. Đã tích cực huy động các nguồn vốn nhằm phát triển các nhà máy chế biến nông sản, đẩy mạnh phát triển kết cấu hạ tầng trong đó có việc xây dựng nhiều cụm công nghiệp vừa và nhỏ nhằm tạo thuận lợi cho hoạt động của các cơ sở CNNT ởđịa phương.
Hai là, các tỉnh DHNTB là khu vực có khá nhiều tiềm năng cho việc phát
triển CNNT. Chẳng hạn với nguồn nguyên liệu thuỷ, hải sản hết sức dồi dào tạo điều kiện cho việc chế biến các mặt hàng đông lạnh, hàng khô, nước mắm, mà không phải địa phương nào trong nước cũng có được. Các tỉnh DHNTB đều có diện tích trồng các loại cây lương thực, cây công nghiệp và cây ăn quả khá lớn. Nếu quy hoạch phát triển nhiều vùng cây chuyên canh thì đây là điều kiện rất thuận lợi cho việc phát triển công nghiệp chế biến hàng nông sản. Ngoài ra, địa phương nào ở DHNTB cũng có một diện tích lớn rừng và đồi núi, đây cũng là nơi đáp ứng nguồn nguyên liệu phong phú để phát triển công nghiệp chế biến lâm sản cũng như phát triển hàng thủ công mỹ nghệ xuất khẩu.
Ba là, người dân các tỉnh DHNTB thông minh có truyền thống, hiếu học, có
đức tính cần kiệm vượt khó. Trong suốt chiều dài lịch sử của dân tộc, người dân DHNTB luôn mang trong mình truyền thống yêu nước, luôn dũng cảm kiên cường. Trong hai cuộc kháng chiến chống pháp và chống Mỹ đây là khu vực chiến tranh diễn ra rất ác liệt, nhiều bà mẹđã tiễn đưa đến đứa con cuối cùng của mình ra mặt trận 24. Chính nơi đây đã có những địa danh nổi tiếng với những trận đánh hào hùng như Núi Thành, Vạn Tường, Ba Gia, Thượng Đức. Đến nay mặc dù cuộc sống
24
Chỉ riêng tỉnh Quảng Nam số bà mẹđược phong danh hiệu Mẹ Việt Nam Anh hùng đã là 6078 mẹ, chiếm gần 1/7 số mẹ VN anh hùng của cả nước (cả nước có 46000 mẹ VN anh hùng). Mẹ Thứ ởĐiện Bàn đã có tới 9 người con 2 con rể và cháu đã hy sinh trong 2 cuộc kháng chiến của dân tộc
đã từng bước được cải thiện, nhưng người dân nơi đây vẫn cần kiệm một nắng hai sương dành dụm nuôi con cháu ăn học nên người, vẫn luôn chấp hành nghiêm túc các quy định của nhà nước, nhiều người dân đã tình nguyện hiến đất để xây dựng trường học, trạm xá, đường giao thông hay tích cực tham gia vào các phong trào đền ơn đáp nghĩa, phong trào khuyến học hay phong trào xoá đói giảm nghèo.
Bốn là, các tỉnh DHNTB có vị trí địa lý khá thuận lợi cho phát triển kinh tế - xã hội nói chung và phát triển CNNT nói riêng. Đây là điều đã được rất nhiều các nhà kinh tế, các nhà quản lý trong và ngoài nước khẳng định. Không ít nhà đầu tư đã đánh giá rất cao lợi thế vị trí của khu vực này, nhiều người đã ví DHNTB như “ngôi nhà có hai mặt tiền”, một là hướng ra biển và hai là nằm ởđiểm cuối của xa lộĐông-Tây. Ngoài ra, vùng này địa phương nào cũng có cảng sông, biển rất thuận tiện cho việc giao lưu hàng hoá với các vùng trong nước và Quốc Tế. Phía tây của các tỉnh DHNTB là địa bàn chiến lược Tây Nguyên rộng lớn với rất nhiều hàng hoá nông sản trù phú như cà phê, cao su, tiêu, mì, điều, bắp, mía, trong đó không ít loại hàng hoá được người dân đưa xuống đồng bằng để chế biến. Với vị trí thuận lợi như vậy nên trong những năm gần đây các tỉnh DHNTB ngày càng thu hút được nhiều các dự án đầu tư trong và ngoài nước về chế biến nông sản, may mặc, sản xuất giày dép, lắp ráp đồđiện tử.
Năm là, nơi đây là khu vực có môi trường chính trị ổn định. Trong những năm vừa qua, chính quyền địa phương các tỉnh DHNTB đã không ngừng được củng cố, nhiều cán bộ trẻ có năng lực và phẩm chất được cử đi đào tạo và bồi dưỡng, công tác cải cách hành chính đã có nhiều mặt tiến bộ, an ninh trật tự xã hội ngày càng đảm bảo, đời sống vật chất, tinh thần của người dân từng bước được cải thiện, người dân đồng lòng ủng hộ các chủ trương của chính quyền về chỉnh trang đô thị, phát triển kết cấu hạ tầng, xây dựng nếp sống văn hoá mới, chính vì vậy mà các tỉnh DHNTB được xem là những địa phương có bộ máy chính quyền các cấp vững mạnh, được người dân, du khách và các nhà đầu tư trong và ngoài nước đánh giá cao.
- Khó khăn.
Bên cạnh những thuận lợi đã nêu trên, quá trình phát triển CNNT ở các tỉnh DHNTB cũng gặp phải những khó khăn sau :
Một là, điều kiện tự nhiên của các tỉnh DHNTB cũng có những tác động tiêu cực nhất định cho việc phát triển CNNT, chẳng hạn như vào mùa mưa bão ( từ tháng 9 đến tháng 12) thường có 5-6 cơn bão rất mạnh đổ bộ vào khu vực này. Các con sông ở các tỉnh DHNTB ngắn và có độ dốc cao nên khi có mưa lớn ở thượng nguồn dễ gây lũ lụt ở hạ nguồn, tàn phá nhiều nhà cửa, gây tắc nghẽn giao thông trong nhiều ngày liền. Hay vào mùa khô, nhiều vùng trong khu vực thiếu nước nghiêm trọng gây tác động xấu cho sản xuất và đời sống của người dân nơi đây. Chính những ảnh hưởng xấu này dễ trở thành những tác động có thể làm gián đoạn sản xuất và làm tăng chi phí cho các cơ sở CNNT trong vùng.
Hai là, điều kiện kinh tế-xã hội cũng còn có những mặt chưa thuận lợi cho việc phát triển CNNT, như đời sống của người dân tuy đã được cải thiện so với trước đây nhưng nhìn chung vẫn còn gặp nhiều khó khăn, nhất là ở những vùng sâu, vùng xa, vùng đồng bào dân tộc thiểu số. sức mua của người dân còn thấp, thị trường còn nhỏ bé, sản xuất hàng hoá chậm phát triển, chưa tạo được nhiều vùng chuyên canh, vùng sản xuất hàng hoá lớn do đó chưa tạo thuận lợi cho việc đầu tư những cơ sở chế biến hiện đại. Nguồn vốn trong dân hạn hẹp nên việc xây dựng các cơ sở CNNT vẫn chủ yếu là các cơ sở nhỏ, thiết bị lạc hậu.
Ba là, ngân sách của nhiều địa phương vẫn còn rất hạn hẹp, có địa phương hàng năm ngân sách trung ương còn phải hỗ trợ thêm. Trong khi đó số hộ gia đình nằm trong diện chính sách cần phải trợ cấp của các tỉnh DHNTB là rất lớn, chính điều này cũng ảnh hưởng đến việc tập trung vốn cho đầu tư kết cấu hạ tầng, cho cải thiện phúc lợi xã hội và cho phát triển CNNT.
Bốn là, kết cấu hạ tầng ở nhiều nơi còn nhiều mặt yếu kém chưa tạo điều kiện thuận lợi cho phát triển CNNT. Đường sắt và đường bộ chất lượng thấp, lại đi qua nhiều làng mạc, đô thị và đường cắt ngang nên tốc độ lưu thông chỉ đạt 50- 60km/giờ. Hầu hết các sân bay trong khu vực đều là sân bay nhỏ, tần xuất bay thấp, các tuyến đường bay chủ yếu là đường bay nội địa, đường bay quốc tế rất ít; cảng biển nhỏ, lượng hàng qua cảng ít làm cho phí dịch vụ cao nên cũng gây không ít khó khăn cho các cơ sở có hàng vận chuyển bằng đường biển. Ngoài ra, hệ thống xử lý chất thải trong khu vực vừa thiếu vừa lạc hậu nên tình trạng ô nhiễm môi trường diễn ra khá phổ biến ở nhiều đô thị và khu công nghiệp.
Năm là, chất lượng nguồn nhân lực còn nhiều mặt hạn chế. Hiện nay số lao động qua đào tạo ở các tỉnh DHNTB mới chỉđạt ở mức 35%. Tuy nhiên, theo đánh giá của một số nhà quản lý, thì nhiều lao động mặc dù đã qua đào tạo nhưng do thiếu những kỹ năng cần thiết buộc nhà đầu tư phải tổ chức đào tạo lại. Nguồn nhân lực chất lượng cao (số kỹ sư, cử nhân tốt nghiệp loại giỏi, sử dụng tốt ngoại ngữ, tin học, có kinh nghiệm thực tiễn) lại rất hiếm. Một số sinh viên giỏi thường có xu hướng đến các thành phố lớn để tìm kiếm việc làm có thu nhập cao và có nhiều cơ hội thăng tiến hơn. Chính những điều này đã làm cho nhiều cơ sở sản xuất CNNT gặp nhiều khó khăn khi tuyển dụng người lao động và cán bộ quản lý có năng lực trình độ.