- Định hướng về thị trường cho CNNT ở các tỉnh Duyên hải Nam Trung bộ
5. Kết cấu của đề tà
2.3.2 Một số hạn chế của hoạt động CNNT ở các tỉnh DHNTB.
Hoạt động CNNT trong thời gian qua đã đạt được một số kết quả rất có ý nghĩa, nhưng bên cạnh đó vẫn còn một số tồn tại hạn chế như:
Một là, tuy thành phố, tỉnh đã có chiến lược, quy hoạch, kế hoạch phát triển CNNT, nhưng do việc triển khai tổ chức thực hiện chậm và thiếu đồng bộ nên CNNT phần lớn còn tự phát, các cơ sở CNNT còn xen cài trong các khu dân cư, chưa hình thành
được nhiều tụđiểm CNNT, từđó ảnh hưởng khá lớn đến môi trường cảnh quan chung.
Hai là, các cơ sở CNNT ở các tỉnh DHNTB phần lớn quy mô còn nhỏ bé. Hầu hết các cơ sởđều gặp khó khăn về vốn.
Qua khảo sát các cơ sở CNNT ở nhiều tỉnh DHNTB cho thấy, trừ một số cơ sở chế
biến nông sản của Nhà nước như các nhà máy đường, nhà máy đông lạnh còn lại hầu hết các cơ sở từ các DN tư nhân, hợp tác xã ngành nghề hay tổ sản xuất tư nhân đều có quy mô rất nhỏ, kể cả quy mô về vốn và quy mô về lao động. Hầu hết các cơ sở CNNT hoạt
động chủ yếu trên cơ sở vốn tự có và vốn ứng trước của các doanh nghiệp giao gia công. Với số vốn tự có không lớn, cho nên quy mô của các cơ sở CNNT phần lớn là rất nhỏ, khó có thể mở rộng và phát triển sản xuất, khó có thểđổi mới công nghệ thiết bịđể tăng năng suất, tăng chất lượng sản phẩm... Với phương thức hoạt động nhỏ bé như vậy, khó có thể
liên kết với công nghiệp đô thịđể tìm nguồn tài trợ về vốn. Nếu không có giải pháp tháo gỡ về vốn cho hoạt động CNNT thì khả năng phát triển của chúng sẽ bị hạn chế rất nhiều.
Ba là, mặc dù thành phố, tỉnh, huyện cùng các cơ sở doanh nghiệp Nhà nước tạo môi trường thuận lợi hỗ trợ về kỹ thuật công nghệ cũng như tư vấn về công nghệ cho các cơ sở sản xuất CNNT, nhưng đến nay công nghệ, trang thiết bị của các cơ sở CNNT còn lạc hậu, phần lớn chậm được đồi mới. hầu hết các cơ sở CNNT ở các tỉnh DHNTB đều
đang sử dụng những thiết bị công nghệ lạc hậu, công nghệ sử dụng nhiều lao động. Một số
cơ sở có những thiết bị công nghệ trung bình hoặc trung bình tiên tiến nhưng cũng không nhiều. Do tình trạng công nghệ, thiết bị như trên nên các cơ sở CNNT đạt năng suất, chất lượng sản phẩm thấp, giá thành cao làm cho khả năng cạnh tranh trên thị trường bị hạn chế.
Bốn là, trình độ lao động của CNNT còn ở dạng lao động thủ công, số lượng lao
động được đào tạo cơ bản dài hạn rất ít, lao động có tay nghề cao thường bị thu hút vào các cơ sở công nghiệp nội thành hay các khu công nghiệp tập trung. Các cơ sở CNNT thu hút lao động còn ít, chưa đáp ứng được xu thế chuyển dịch lao động ở nông thôn. Một số
lao động do hoạt động CNNT không hiệu quả, thu nhập thấp quay lại hoạt động nông nghiệp. Một số lao động chạy theo thu nhập nên thường thay đổi chỗ làm việc, từđó lực lượng lao động trong CNNT thiếu ổn định.