trên.Trong đó doanh nghiệp tư nhân phát triển mạnh hơn vì nó phù hợp với quy mô vừa và nhỏ. Tuy nhiên vẫn phải nâng dần loại hình hợp tác xã và doanh nghiệp Nhà nước trong hoạt động CNNT.
- Định hướng về cơ cấu ngành nghề và sản phẩm của CNNT ở các tỉnh Duyên Hải Nam Trung bộ Duyên Hải Nam Trung bộ
- Ngành chế biến lương thực, nông sản, thực phẩm
Đây là ngành có quan hệ rất lớn đối với nông nghiệp trên địa bàn hay các vùng lân cận, do nguyên liệu chủ yếu của chúng là các sản phẩm của nông nghiệp. Vì thế, các cơ sở công nghiệp ở các tỉnh đều chọn chúng là ngành công nghiệp ưu tiên. Tuy nhiên, do hạn chế về trình độ kỹ thuật công nghệ của các cơ sở CNNT cho nên công nghiệp chế biến chủ yếu phát triển theo hướng quy mô vừa và nhỏ, công nghệ sinh học đơn giản và thường được phát triển ở vùng nguyên liệu tập trung. Chú ý đến vấn đề vệ sinh thực phẩm và chất lượng chế biến cao để vừa đáp ứng được nhu cầu trước mắt vừa thúc đẩy sự hình thành nhu cầu về sau. Có thể tập trung phát triển một số phân ngành sau:
+ Xay xát: Chủ yếu là xay lúa , gạo đáp ứng cho nhu cầu xay xát lương thực trên địa bàn. Do quá trình đô thị hoá diễn ra nhanh chóng nên sản lượng lương thực ( tập trung là lúa) ngày càng giảm mạnh. Vì thế, số lượng cơ sở hoạt động ở ngành này nên hạn chế và chỉ phát triển đến mức cần thiết. Tuy nhiên cần đầu tưđổi mới công
nghệ tiên tiến hơn để nâng cao chất lượng nhất là chất lượng lau và đánh bóng gạo, đểđáp ứng nhu cầu ngày càng cao của dân cư và có khả năng tham gia gia công xuất khẩu.
+ Sản xuất đường: phần lớn các cơ sở sản xuất đường còn ở dạng sản xuất đường thô, rất ít cơ sở sản xuất được đường cát, chúng hoạt động thường là theo thời vụ. Trong điều kiện ngành trồng mía còn chưa trở thành vùng nguyên liệu cho các nhà máy đường có công suất lớn và hiện đại thì sự tồn tại các lò đường hiện nay là cần thiết. Hướng tới, phát triển chúng không phải chỉ dừng lại ở chỗ chỉ sản xuất ở dạng thô hay đường cát chất lượng thấp mà còn phải phát triển theo hướng đầu tư trang thiết bị mới để có thể kết tinh đường tạo ra sản phẩm chất lượng cao hơn.
+ Sản xuất dầu thực vật: các cơ sở ép dầu thực vật, chủ yếu từđậu phộng ( lạc ), trang thiết bị còn bán thủ công, sản phẩm phần lớn còn ở dạng thô, thị trường chủ yếu là thị trường địa phương. Muốn phát triển ngành này cần theo hướng nâng cao chất lượng, tiến tới khâu tinh luyện để tạo ra nhiều sản phẩm có giá trị cao, có thể xây dựng một số cơ sở ép và tinh chế dầu thực vật với quy mô vừa, có chất lượng cao ở những vùng nguyên liệu tập trung.
+ Sản xuất sản phẩm được chế biến từ lương thực: các cơ sở sản xuất loại này rất đa dạng, quy mô nhỏ, hầu hết là các cơ sở tiểu thủ công nghiệp. Nhu cầu sử dụng các sản phẩm này ( bánh tráng, bánh mỳ, mì sợi, bún, miến..) khá ổn định. Hướng phát triển chúng là từng bước chuyển kiểu sản xuất từ hộ gia đình với quy mô rất nhỏ, công nghệ lạc hậu sang quy mô nhỏ sử dụng công nghệ mới để nâng cao chất lượng, cải tiến mẫu mã, bảo đảm an toàn vệ sinh thực phẩm.
- Ngành cơ khí và sửa chữa các công cụ từ kim loại
Phát triển ngành cơ khí và sửa chữa công cụ bằng kim loại rất thiết thực ở vùng nông thôn vì nó có thể cung cấp một số loại sản phẩm kim khí xây dựng, kim khí tiêu dùng thông thường và đặc biệt là các loại công cụ cầm tay, công cụ cải tiến, một số máy nông cụ loại nhỏ cho nông nghiệp. Đồng thời có thể sửa chữa được tại chỗ một số công cụ bằng kim loại. Định hướng phát triển ngành này là lựa chọn quy mô công nghệ phù hợp tại địa phương để ngày càng nâng cao năng lực sản xuất và sản xuất ra nhiều sản phẩm có chất lượng cao, tận dụng các loại phế liệu và phục vụ tốt hơn đời sống của dân cư nông thôn.
- Ngành thủ công mỹ nghệ truyền thống có giá trị cao
Với thế mạnh của các tỉnh Duyên Hải Nam Trung bộ là có đội ngũ thợ thủ công có tay nghề tương đối cao và có tính cần cù chịu khó, các sản phẩm từ gỗ, tre, nứa, mây, lá mang tính nghệ thuật thường có giá trị cao trên thị trường trong và ngoài nước. Do đó phát triển ngành này vừa giữđược bản sắc dân tộc vừa đem lại hiệu quả cao. Hướng phát triển là cần tập trung lại, chuyển từ thủ công sang bán thủ công có sự hỗ trợ của máy móc, đồng thời giữđược tính độc đáo tay nghề của các nghệ nhân, để vừa tạo ra các sản phẩm có tính chuyên nghiệp hơn vừa tạo ra sản phẩm có giá trị cao. Trong quá trình phát triển chúng cũng gắn với hệ thống sản xuất cùng ngành ở đô thịđể dễ dàng tiêu thụ hơn.
- Ngành sản xuất và khai thác vật liệu xây dựng
Do tốc độđô thị hoá nhanh chóng, cũng như nhu cầu nhà ở vùng đô thị lẫn nông thôn còn cao, đặc biệt là trong giai đoạn này với nhiều dự án phát triển các khu công nghiệp, khu chế xuất, các toà nhà cao tầng, văn phòng cho thuê.. dẫn tới việc giải phóng mặt bằng, đền bù giải toả, xây dựng các khu dân cư mới thì nhu cầu về vật liệu xây dựng càng rất lớn. Định hướng phát triển ngành này là phát triển chúng theo hướng hiện đại, cần sử dụng các công nghệ cải tiến và mới để sản xuất những sản phẩm sử dụng nguyên liệu mới, chất lượng cao, đa dạng hoá về chủng loại, phong phú về mẫu mã, vừa tiết kiệm đất canh tác, vừa bảo vệ môi trường tốt hơn.
- Công nghiệp may
Các cơ sở công nghiệp may hiện nay chủ yếu là gia công cho đối tác nước ngoài cho nên thị trường tiêu thụ tuỳ thuộc rất nhiều vào hợp đồng gia công và hạn ngạch xuất khẩu. Ngoài gia công, xuất khẩu các cơ sở may này đã cung cấp một số sản phẩm may sẵn cho thị trường trong nước như quần áo, nón, va li, túi xách, giày.. Phát triển ngành này cần theo hướng gia công cho đối tác nước ngoài, tiến tới mua nguyên liệu bán thành phẩm để thu lợi nhuận cao hơn và chủđộng hơn.
- Ngành dệt
Phần lớn các cơ sở của ngành này sản xuất với trang thiết bị cũ kỹ, gắn liền với nơi cư ngụ, ảnh hưởng đến môi trường chung quanh( nhất là tiếng ồn) rất lớn. Hướng tới là tìm cách giải quyết mâu thuẫn giữa phát triển ngành dệt có tính chất tiểu thủ
công nghiệp với vấn đề bảo vệ môi trường ở nông thôn. Phát triển chúng cần phải đổi mới máy móc, sản xuất tập trung hơn. Khuyến khích sử dụng công nghệ mới ít ảnh hưởng môi trường chung quanh và có khả năng tiến tới xuất khẩu các sản phẩm từ ngành dệt.