Kinh nghiệm về phát triển CNNT ở vùng ngoại thành thành phố

Một phần của tài liệu PHÁT TRIỂN CÔNG NGHIỆP NÔNG THÔN Ở CÁC TỈNH DUYÊN HẢI NAM TRUNG BỘ - THỰC TRẠNG VÀ GIẢI PHÁP (Trang 47 - 50)

H Chí Minh.

Một là, phát triển CNNT phải vừa bám chắc vào các mục tiêu kinh tế - xã hội

trên mỗi địa bàn nông thôn, phải vừa phù hợp với mục tiêu phát triển công nghiệp

địa phương và của cả nước.

Các địa phương ở ngoại thành TP.HCM đã xác định phát triển CNNT không phải vì mục đích tự thân mà là vì mục tiêu phát triển kinh tế - xã hội nông thôn ngoại thành, cho nên phát triển CNNT phải trên cơ sở thúc đẩy kinh tế - xã hội phát triển, nâng cao chất lượng cuộc sống ở ngoại thành. Vì vậy, các huyện ngoại thành thành phố Hồ Chí Minh như: Hóc Môn, Củ Chi, Bình Chánh, Nhà Bè, Cần Giờ… khi xây dựng các mục tiêu phát triển kinh tế- xã hội của địa phương mình đã dựa vào mục tiêu và quy hoạch phát triển của thành phố , để xây dựng mục tiêu phát triển kinh tế - xã hội, đặc biệt là quy hoạch phát triển CNNT của từng huyện, từng xã.

Hai là, phát triển CNNT phải có bước đi thích hợp, phù hợp với điều kiện, tiềm năng từng địa phương.

Sự phát triển CNNT bắt nguồn từ trình độ của sự phân công lao động, trình độ phát triển của lực lượng sản xuất, trình độ phát triển kinh tế và điều kiện lịch sử của mỗi vùng lãnh thổ, mỗi địa phương ở từng thời điểm nhất định. Cho nên, các huyện ngoại thành của thành phố Hồ Chí Minh đã học tập kinh nghiệm phát triển CNNT ở một sốđịa phương, nhất là những địa phương có đặc điểm kinh tế - xã hội tương đồng như một số huyện ở ngoại thành Hà Nội về phát triển nghề dệt, nghề

may, nghề sản xuất vật liệu xây dựng, nghề sản xuất đồ mộc mỹ nghệ, tuy nhiên, không thể bắt chước rập khuôn bất cứ địa phương nào, mà phải có chiến lược giải pháp phát triển CNNT cụ thểở từng lúc, từng nơi. Trong việc phát triển CNNT phải có những bước đi thích hợp như một số vùng đã làm, không nên vội vàng duy ý chí bất kểđiều kiện thực tế và phải thay đổi quan niệm về CNNT tuỳ theo sự phát triển của nó và sự phát triển chung của xã hội. Có như thế mới tìm ra những giải pháp đúng phù hợp trong từng thời điểm khác nhau.

Chính vì vậy, quá trình phát triển CNNT ở vùng ngoại thành thành phố Hồ Chí Minh đã không giống nhưở các địa phương khác vì điều kiện kinh tế - xã hội ở đó có nhiều điểm khác biệt so với các vùng nông thôn ở các tỉnh và ngay trên địa bàn của khu vực này cũng có sự khác nhau về điều kiện kinh tế - xã hội giữa các huyện, vì thế giữa các huyện cũng có sự khác nhau về sự phát triển CNNT.

Ba là, phát triển CNNT phải có sự kết hợp giữa việc sử dụng các tiềm năng tại chỗ, đồng thời khai thác các nguồn lực ngoài địa bàn.

Phát triển CNNT ở ngoại thành TP.HCM đã có phương thức sử dụng tổng hợp các tiềm năng tại chỗ, đồng thời khai thác tốt các nguồn lực từ nội thành, từ các tỉnh trong vùng và cả nước. Chẳng hạn như huyện Hóc Môn, huyện Nhà Bè trên cơ sở sử dụng nguồn nhân công có nghề may ở huyện kết hợp với các công ty xuất nhập khẩu may mặc ở thành phố Hồ Chí Minh để họ hỗ trợ về máy móc thiết bị và lo thị trường đầu ra của sản phẩm, hoặc như huyện Củ Chi đã kết hợp với các công ty du lịch ở thành phốđể sản xuất các mặt hàng lưu niệm, các sản phẩm du lịch…

Bốn là, phát triển CNNT cần phải có sự hỗ trợ thiết thực của nhà nước.

CNNT hình thành và phát triển phải trên cơ sở tự thân vận động, nhưng do nguồn vốn hạn chế, trình độ tay nghề chưa cao, cơ sở vật chất kỹ thuật thường là lạc hậu, cho nên trong sự phát triển của CNNT thành phố Hồ Chí Minh trong thời gian qua, đã có sự hỗ trợ thiết thực của nhà nước, Nhà nước đã hỗ trợ cho việc phát triển CNNT ở một mặt như sau:

- Về thể chế: Ban hành một số luật, một số chủ trương chính sách hỗ trợ cho sự phát triển CNNT, đồng thời thành lập những tổ chức phù hợp để tạo điều kiện giúp đỡ CNNT phát triển.

- Về vốn: Giúp đỡ các cơ sở CNNT trong thời gian đầu sản xuất nhưng phải hoàn lại vốn, hỗ trợ vốn chủ yếu thông qua cho vay tín dụng ở ngân hàng với điều kiện dễ dàng có ưu đãi.

- Về lao động: Nhà nước có chính sách đào tạo dạy nghề ở nông thôn, khuyến khích một bộ phận nông dân chuyển sang hoạt động ngành nghề, nhưng không rời bỏ nông thôn.

- Về công nghệ: Nhà nước có biện pháp chuyển giao công nghệ về nông thôn để CNNT phát triển.

- Về kết cấu hạ tầng: Nhà nước đã có chương trình phát triển kết cấu hạ tầng ở nông thôn tạo điều kiện cho CNNT phát triển.

- Nhà nước đã từng bước sửa đổi và ban hành các chính sách phù hợp và không giới hạn sự phát triển của CNNT.

Chương 2

Một phần của tài liệu PHÁT TRIỂN CÔNG NGHIỆP NÔNG THÔN Ở CÁC TỈNH DUYÊN HẢI NAM TRUNG BỘ - THỰC TRẠNG VÀ GIẢI PHÁP (Trang 47 - 50)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(190 trang)