- Định hướng về thị trường cho CNNT ở các tỉnh Duyên hải Nam Trung bộ
N ăm là, các sản phẩm CT ở DHTB phát triển đa dạng nhưng chất lượng còn thấp, kiểu dáng, mẫu mã đơn điệu, nhiều sản phẩm còn chưa có thương hiệu.
3.2.5 Phát triển làng nghề và ngành nghề truyền thống ở các tỉnh DHNTB
Phát triển các làng nghề có ý nghĩa rất lớn đối với sự phát triển của CNNT. Để
phát triển các làng nghề, thúc đẩy CNNT các tỉnh DHNTB qua các làng nghề có thể tiến hành các biện pháp sau đây:
Thứ nhất: Đa dạng hóa các hình thức tổ chức sản xuất kinh doanh ở các làng nghề.
- Đối với hình thức tổ chức sản xuất kinh doanh hộ gia đình: Thực hiện phân loại các hộ ngành nghềđể nắm được năng lực về vốn, công nghệ, lao động, quản lý… Trên cơ
sởđó có cơ chế hỗ trợ phù hợp.
- Đối với hình thức tổ chức tổ hợp tác: Mở rộng các hình thức tổ hợp tác trong tất cả các ngành nghề, các lĩnh vực sản xuất, cung ứng nguyên liệu, tiêu thụ sản phẩm.
– Đối với hình thức tổ chức Hợp tác xã: Nhà nước ban hành một số chính sách ưu
đãi, như chính sách cho vay vốn, chính sách miễn giảm thuế…để hỗ trợ cho các HTX. – Đối với các loại hình DN tư nhân, công ty cổ phần, công ty trách nhiệm hữu hạn cần quan tâm tạo điều kiện, hướng dẫn các hình thức tổ chức này phát triển.
– Thành lập các tổ chức hiệp hội ngành nghề. Các tỉnh cần có kế hoạch và xúc tiến việc thành lập các hiệp hội như mây tre đan, ươm tơ dệt lụa, gốm sứ, vật liệu xây dựng, dệt may… trên cơ sở xây dựng quy chế hoạt động rõ ràng, cụ thể, đảm bảo mối quan hệ
chặt chẽ về tổ chức và lợi ích kinh tế giữa các hội viên.
Thứ hai: Đổi mới các chính sách kinh tếđể phát triển LN và NNTT.
Để tạo môi trường thuận lợi, khuyến khích các cơ sở sản xuất trong LN phục hồi và phát triển, các tỉnh cần đổi mới chính sách theo hướng:
- Mở rộng thị trường tín dụng ở nông thôn trên cơ sở vận động, hỗ trợ và có chính sách ưu đãi cho các nhà đầu tư tín dụng về nông thôn hoạt động.
- Đẩy nhanh việc cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất. Dành quỹđất nhất định
để phát triển hạ tầng LN, có chính sách hỗ trợ đầu tư nhằm phát triển kết cấu hạ tầng cho các LN như hỗ trợđầu tư xây dựng hệ thống điện, giao thông, cấp thoát nước…
- Ban hành các chính sách ưu đãi đối với các cơ sở sản xuất ở các LN trong việc thực hiện các hoạt động nghiên cứu, triển khai ứng dụng kết quả KHCN vào sản xuất.
3.2.6 Nâng cao hiệu quả hoạt động của hệ thống dịch vụ hỗ trợ công nghiệp nông thôn và mở rộng sự liên kết của các cơ sở CNNT thôn và mở rộng sự liên kết của các cơ sở CNNT
Quá trình phát triển CNNT rất cần sự hỗ trợ của hệ thống dịch vụ như dịch vụ cung
ứng vật tư kỹ thuật, dịch vụ tư vấn về KHCN, tư vấn về kinh doanh, pháp luật, dịch vụ
thương mại…đồng thời rất cần đến sự hợp tác, liên kết kinh tế giữa chúng với các cơ sở kinh tế khác trên địa bàn hay nơi khác. Thực hiện giải pháp này cần tiến hành các hướng sau đây:
Một là, Nhà nước có chính sách khuyến khích phát triển dịch vụở nông thôn, các cơ
sở dịch vụ này phát triển nhằm phục vụ tất cả các ngành kinh tế trong đó có CNNT. Các cơ sở
này không thể phát triển một cách ồạt mà phải xuất phát từ nhu cầu của từng địa bàn với sự định hướng và khuyến khích của Nhà nước. Các dịch vụ cần được ưu tiên phát triển hiện nay là dịch vụ cung ứng các vật tư, kỹ thuật cho sản xuất kinh doanh, dịch vụ về công nghệ kỹ
thuật, dịch vụ thương mại, dịch vụ tư vấn về kinh doanh và pháp luật…
Hai là, đổi mới cách thức hoạt động của các loại dịch vụ phù hợp với yêu cầu của công nghiệp nông thôn. Cụ thể:
- Đối với Dịch vụ khoa học, công nghệ và khuyến công.
Tạo lập thể chế gắn các hoạt động khoa học công nghệ với sản xuất kinh doanh; Tạo lập thị trường công nghệ: Triển khai các “ chợ phiên và chợảo công nghệ và thiết bị” hình thành cơ chế vận hành thị trường công nghệ ngay trên địa bàn các tỉnh, cụm tỉnh hoặc cả
vùng; Tiếp tục đổi mới và hoàn thiện cơ chế quản lý tài chính KH-CN.
Tăng cường liên kết hợp tác KH-CN với các địa phương khác kể cả nước ngoài.
Đặc biệt liên kết hỗ trợ khoa học công nghệ với các trung tâm lớn như thành phố Hồ Chí Minh, Hà Nội…
- Dịch vụ tư vấn kinh doanh và tư vấn pháp lý.
Cần hình thành tổ chức tư vấn và thông tin chuyên nghiệp cho những doanh nghiệp CNNT nên góp ý về bản kế hoạch khởi nghiệp cho doanh nghiệp, hướng dẫn họ về
quyết định lựa chọn nghành nghề và công nghệ, hướng dẫn và tạo thuận lợi trong thủ tục
đăng ký kinh doanh, ký kết hợp đồng, xây dựng thương hiệu, cung cấp thông tin và hướng dẫn tiếp cận các khoản tín dụng
- Dịch vụ bảo hiểm sản xuất.
Để thực hiện tốt công tác bảo hiểm doanh nghiệp, các tổ chức bảo hiểm cần đổi mới phương thức hoạt động, các tổ chức này cần sâu sát các doanh nghiệp hơn. Thực hiện việc hỗ trợ đối với các đối tượng được bảo hiểm cần phải đảm bảo tốt hơn nhằm giúp cho các đối tượng giảm bớt những khó khăn khi doanh nghiệp bị thiệt hại.
Ba là,tạo mối liên kết giữa các cơ sở sản xuất CNNT của các tỉnh DHNTB.
Để thực hiện sự liên kết kinh tế giữa các tỉnh và các cơ sở CNNT cần phải thực hiện những giải pháp đồng bộ trong đó cần tập trung một sốđiểm sau đây:
- Các tỉnh DHNTB cũng như các doanh nghiệp CNNT ởđây cần phải nhận thức rõ sự cần thiết phải liên kết kinh tế trong trong khu vực.
- Phải tạo được cơ chế kết hợp và liên kết.
- Khuyến khích các doanh nghiệp CNNT liên kết, liên doanh trong kinh doanh nhằm tạo điều kiện hỗ trợ nhau trong kinh doanh và tạo ra những doanh nghiệp có quy mô lớn, có thương hiệu mạnh đặc biệt trong lĩnh vực chế biến thuỷ sản, sản xuất vật liệu xây dựng... nhằm khai thác tốt tiềm năng của vùng.
3.2.7 Hoàn thiện các chính sách và nâng cao hiệu quả quản lý của bộ máy Nhà nước để thúc đẩy CNNT phát triển nước để thúc đẩy CNNT phát triển
Thực hiện giải pháp này đòi hỏi phải vừa hoàn thiện bản thân các chính sách, vừa hoàn thiện phương thức tác động của Nhà nước, vừa đổi mới và hoàn thiện các hình thức tác động của nhà nước đối với CNNT cũng như cách thức ban hành, phổ biến các chính sách đó tới người thực hiện. Cụ thể:
Một là, chú ý hoàn thiện các chính sách vốn, chính sách thuế, chính sách đào tạo lao động, chính sách chuyển giao công nghệ...