Ngành chế biến gỗ và lâm sản

Một phần của tài liệu PHÁT TRIỂN CÔNG NGHIỆP NÔNG THÔN Ở CÁC TỈNH DUYÊN HẢI NAM TRUNG BỘ - THỰC TRẠNG VÀ GIẢI PHÁP (Trang 82 - 83)

Giá trị sản xuất của ngành chế biến gỗ và lâm sản chiếm tỷ trọng từ 10-12% trong cơ cấu ngành nghề của CNNT ở các tỉnh DHNTB. Ngành này bao gồm hoạt động của các cơ sở cưa xẻ gỗ, chế biến gỗ, song, mây, tre, nứa.... Nguồn nguyên

liệu của chúng chủ yếu từ các lâm trường của các tỉnh. Do chủ trương di dời các cơ sở chế biến gỗ trong nội thành về nông thôn đồng thời một số nghề thủ công có sử dụng nguyên liệu từ mây, tre, nứa, lá... được khôi phục nên chúng đã phát triển trong thời gian qua. Tuy nhiên gần đây hoạt động của chúng có xu hướng giảm do thiếu nguyên liệu, ngoại trừ lĩnh vực mộc gia dụng có phát triển đều ( do nguyên liệu thay thế gỗ ngày càng phong phú, sản phẩm từ nguyên liệu mới thường có mẫu mã đẹp, phù hợp với thị hiếu người tiêu dùng). Tuy nhiên nhịp độ phát triển của ngành này ở các địa phương không giống nhau, chủ yếu tập trung ở Quảng Ngãi và Bình Định.

- Ngành dt

Ngành dệt hoạt động chủ yếu ở một số cơ sở của Đà Nẵng, huyện Núi Thành, huyện Duy Xuyên của Quảng Nam, các cơ sở của tỉnh Khánh Hoà. Tỷ trọng giá trị sản xuất của ngành này trong cơ cấu ngành nghề CNNT đạt từ 5-7%. Sản lượng của chúng tăng đều nhưng sản xuất không ổn định, các mặt hàng này thường xuyên thay đổi, tính chuyên môn chưa cao, sản xuất phụ thuộc vào mùa và nguyên liệu. Nhiều cơ sở hoạt động có tính chất tự sản tự tiêu, một số cơ sở sản xuất theo phương thức gia công. Hầu hết các cơ sở dệt có quy mô nhỏ, có trang bị kỹ thuật thô sơ cũ kỹ, rất ít có cơ sở dệt có quy mô lớn và kỹ thuật công nghiệp hiện đại.

Một phần của tài liệu PHÁT TRIỂN CÔNG NGHIỆP NÔNG THÔN Ở CÁC TỈNH DUYÊN HẢI NAM TRUNG BỘ - THỰC TRẠNG VÀ GIẢI PHÁP (Trang 82 - 83)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(190 trang)