Tình hình sản xuất ở các làng nghề.

Một phần của tài liệu PHÁT TRIỂN CÔNG NGHIỆP NÔNG THÔN Ở CÁC TỈNH DUYÊN HẢI NAM TRUNG BỘ - THỰC TRẠNG VÀ GIẢI PHÁP (Trang 92 - 93)

Tỉnh Quảng Nam Tốc độ tăng bình quân số hộ và cơ sở sản xuất trong các làng nghề hàng năm là 8 - 12% và đóng góp từ 30 - 35% giá trị sản lượng công nghiệp toàn ngành. Trong năm 2006, giá trị sản xuất công nghiệp - tiểu thủ công nghiệp ở các làng nghềđạt trên 1200 tỷ đồng. Thu nhập bình quân/người/tháng của các hộ NNTT từ 500000 đồng đến 800000 đồng, tuỳ từng nghề và cao hơn mức thu nhập bình quân chung toàn tỉnh là 26,6%, gấp 3-4 lần lao động chuyên nông nghiệp. Một số làng nghềở trong tỉnh như: làng nghề truyền thống đan lát Tam Vinh tạo ra giá trị 6500 triệu đồng/năm. Dệt vải tơ lụa Mã Châu tạo ra giá trị sản xuất trong năm 70000 triệu đồng; hương Quán Hương , giá trị sản xuất đạt 7850 triệu

đồng. Trong 61 làng nghề của tỉnh đã có 19 làng nghềđạt danh hiệu làng nghề công nghiệp - tiểu thủ công nghiệp (theo quy định của tỉnh: làng nghề phải có 30% số hộ và lao động làm nghề công nghiệp - tiểu thủ công nghiệp, giá trị sản xuất hàng hoá hoặc thu nhập từ sản xuất công nghiệp - tiểu thủ công nghiệp chiếm 30% so với giá trị sản xuất và thu nhập trong năm). Trong 19 làng nghề này, có 15 làng nghề bình quân giá trị sản xuất/1 làng/1 năm là 7124,6 triệu đồng, chiếm 73% giá trị sản xuất của toàn làng.

Ở Bình Định. Giá trị sản phẩm của các làng nghề đã tạo ra trong năm 2004

(theo giá hiện hành) là 298,4 tỷđồng, tăng 23,1% so với năm 2000. Giai đoạn 2001 - 2004, bình quân tăng 5,3%, chiếm hơn 3% giá trị sản xuất công nghiệp toàn tỉnh. Mức thu nhập bình quân của lao động làng nghề cao hay thấp tuỳ từng nghề, nghề rèn 700000đồng/lao động/tháng, nghề tiện gỗ 696000 đồng, chế biến thuỷ sản 500000 đồng. Bình quân lợi nhuận hàng năm của các làng nghềđạt từ 18 - 20% so với tổng vốn huy động.

Hiện nay ở Bình Định có 18 làng nghề hoạt động sản xuất trên lĩnh vực chế biến nông lâm sản, giá trị sản xuất năm 2004 đạt gần 76 tỷ đồng, so với năm 2000 tăng 24,3%, bình quân giai đoạn 2001 - 2004 tăng 5,6%. Nổi tiếng có rượu Bàu Đá, năm 2004 sản xuất trên 2,3 triệu lít, giá trị gần 13 tỷđồng. Cùng với rượu San Lùng (Lào Cai), rượu Nàng Vân (Bắc Ninh), rượu Gò Đen (Long An), rượu Bàu Đá là một trong 4 loại rượu đang được ưa chuộng nhất hiện nay và trở thành sản phẩm đặc trưng của Bình Định.

Ởthành phố Đà Nẵng làng nghề đá Non Nước, năm 2000, tổng số lao động

của LN là 920 người, đến năm 2005 lên tới 3000 lao động, doanh thu năm 1999 là 14 tỷ đồng, cuối năm 2005 là 65 tỷ đồng, năm 2006 đạt hơn 70 tỷ đồng, trong đó xuất khẩu 20,5 tỷđồng.

Một phần của tài liệu PHÁT TRIỂN CÔNG NGHIỆP NÔNG THÔN Ở CÁC TỈNH DUYÊN HẢI NAM TRUNG BỘ - THỰC TRẠNG VÀ GIẢI PHÁP (Trang 92 - 93)