Kinh nghiệm phát triển CNNT theo mô hình gắn kết giữa nông nghiệp và công nghiệp ởĐài Loan.

Một phần của tài liệu PHÁT TRIỂN CÔNG NGHIỆP NÔNG THÔN Ở CÁC TỈNH DUYÊN HẢI NAM TRUNG BỘ - THỰC TRẠNG VÀ GIẢI PHÁP (Trang 42 - 44)

Đài Loan là một vùng lãnh thổđất chật người đông, diện tích 32,6 ngàn km2, dân số khoảng 21 triệu người, tài nguyên ít, rừng núi nhiều. Vào thời kỳ 1949-1960 Đài Loan coi phát triển nông nghiệp là cơ sở và điều kiện để phát triển công nghiệp. Để tạo điều kiện cho nông dân có thêm nghề phụ tăng thu nhập, thu hút nông dân ở tại địa phương làm việc, không di dân ra các vùng đô thị, Đài Loan đã chú trọng đưa tiểu thủ công nghiệp vào nông thôn, thành lập các doanh nghiệp vừa và nhỏ để phát triển sản xuất.

Quá trình công nghiệp hoá ở Đài Loan chỉ mới thực hiện trong những năm 1960 với điểm xuất phát rất thấp: tỷ lệ lao động nông nghiệp 56%, đất gieo trồng bình quân đầu người 0,06 ha, năng suất trong sản xuất nông nghiệp không cao, ngành nghề chưa phát triển, GDP bình quân đầu người thấp (148USD năm 1952).

Tỷ lệ thất nghiệp cao, lạm phát phi mã 21… nhưng sau một thời gian ngắn, kinh tếở Đài Loan đã có bước phát triển khá cao. Chính vì thế có nhiều tác giả cho rằng mô hình phát triển CNNT bằng cách gắn kết giữa nông nghiệp và công nghiệp của Đài Loan là mô hình thành công nhất và được nhiều nước vận dụng.

Có thể rút ra một số kinh nghiệm về phát triển CNNT ởĐài Loan như sau:

Một là, Đài Loan đã lựa chọn cơ cấu kinh tế hợp lý trong từng thời kỳ và có bước đi phù hợp trong quá trình kết hợp nông nghiệp công nghiệp, nên đã phát huy được lợi thế của mình làm cho nền kinh tếđất nước phát triển vượt bậc.

Với chính sách “lấy nông nghiệp nuôi công nghiệp và lấy công nghiệp bồi dưỡng nông nghiệp”.Đài Loan chủ trương gắn công nghiệp với phát triển nông nghiệp, đẩy nhanh quá trình cơ khí hoá nông nghiệp. Do đó, CNNT được chú trọng phát triển vừa nhằm đáp ứng nhu cầu sinh hoạt của nông dân vừa phục vụ trực tiếp cho việc cơ giới hoá nông nghiệp. Nhiều cơ sở công nghiệp nhỏở nông thôn ra đời để sản xuất các đồ dùng gia đình và nhu cầu sản xuất nông nghiệp. Để khuyến khích các cơ sở này, Chính phủ nâng đỡ bằng chính sách miễn thuế và cho vay với lãi suất thấp. Nhờđó, số cơ sở CNNT tăng lên nhanh chóng và số người làm việc trong cơ sở đó cũng tăng nhanh . Khi công nghiệp đã có tiềm năng lớn, Chính phủ bắt đầu thực hiện chính sách hướng ra xuất khẩu, ưu đãi đối với hàng hoá xuất khẩu, nới lỏng nhập khẩu và xúc tiến xây dựng khu chế xuất .

Hai là, tạo ra ngày càng nhiều việc làm mới ngay trên địa bàn nông thôn.

Nhiều hộ dân cư nông thôn vừa làm nông nghiệp, vừa làm công nghiệp hoặc hoàn toàn hoạt động phi nông nghiệp nhưng không rời bỏ quê hương. Từ đó, một mặt làm giảm sức ép của dân sốđối với ruộng đất, mặt khác hạn chế việc nông dân rời bỏ nông thôn vào thành phố tìm kiếm việc làm.

Tuy nhiên, do phát triển CNNT ởĐài Loan theo mô hình CNH kiểu phân tán nên tình trạng gây ô nhiễm môi trường trên diện rộng khó xử lý đồng thời cần phải tập trung một nguồn vốn lớn đểđầu tư phát triển kết cấu hạ tầng, điều này là vấn đề rất khó khăn đối với các quốc gia kém phát triển.

21

Hồ Văn Vĩnh, dự án phát triển CNNT nhằm đa dạng hoá thu nhập của nông dân vùng có mật độ dân số cao ởđồng bằng sông Hồng “ Trung tâm nghiên cứu phát triển quốc tế, H.1996

Một phần của tài liệu PHÁT TRIỂN CÔNG NGHIỆP NÔNG THÔN Ở CÁC TỈNH DUYÊN HẢI NAM TRUNG BỘ - THỰC TRẠNG VÀ GIẢI PHÁP (Trang 42 - 44)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(190 trang)