Quảng Nam: là tỉnh có số lượng làng nghề nhiều nhất trong vùng. Theo số
liệu báo cáo của Sở Công nghiệp tỉnh, tới tháng 6 năm 2007 toàn tỉnh có 61 làng nghề, trong đó có 41 LN thủ công truyền thống được hình thành trên 120 năm và 20 LN được hình thành dưới 100 năm. Sản phẩm của các làng nghề khá đa dạng như nghề dệt có 22 làng, gồm dệt chiếu, dệt vải, dệt lụa, dệt thổ cẩm; 8 làng làm nghề thủ công mỹ nghệ, gồm mộc, đan lát, làm trống, chằm nón và gốm mỹ nghệ; nghề chế biến, gồm chế biến hải sản, lương thực, làm hương có 5 làng lịch sử trên 100 năm. Ngoài ra, còn có làng chẻ đá Tam Quang, Tam Anh (huyện Núi Thành), làng nghềđóng sửa tàu thuyền Cẩm Kim (Hội An), Tân Phú (thị xã Tam Kỳ).
Ở Bình Định, theo tài liệu điều tra làng nghề của Cục thống kê tỉnh, tới cuối năm 2006, trên địa bàn tỉnh có 54 làng nghề, trong đó có 46 làng nghề truyền thống và 8 làng nghề mới hình thành. Trong 54 làng nghề này, có 18 làng nghề chế biến nông lâm sản, 2 làng nghề chế biến hải sản, 3 làng nghề sản xuất hàng thủ công mỹ nghệ, 7 làng nghề sản xuất vật liệu xây dựng, 24 làng nghề sản xuất dụng cụ và hàng tiêu dùng khác.
Tỉnh Phú Yên, theo báo cáo của Sở Công nghiệp, toàn tỉnh hiện có 17 làng
nghề, nhiều sản phẩm làng nghềđã gắn liền với địa danh và trở nên quen thuộc với người dân địa phương, như nước mắm Gành Đỏ, Tiên Châu (huyện Sông Cầu), Mỹ Quang Nam (huyện Tuy An), bánh tráng Đông Bình (huyện Phú Hoà), Hoà An (Tuy An), bún Định Thành (huyện Phú Hoà), gốm đất nung Hoà Vinh ( huyện Đông
Hoà), dệt chiếu Phú Tân (huyện Tuy An), Phú Thọ (huyện Đông Hoà), đan lát Vinh Ba (huyện Tây Hoà), chổi đót Mỹ Thành (huyện Phú Hoà)…
Tỉnh Quảng Ngãi có 11 làng nghề, nhiều làng sản xuất những sản phẩm nổi tiếng mà xa gần đều biết, như làng nghề dệt chiếu Thu Xá (huyện Tư Nghĩa), làng nghề gốm Mỹ Thiện (huyện Bình Sơn), làng nghề đúc đồng Chú Tượng (huyện Mộ Đức), làng nghề làm đường phèn, đường phổi Ba La, Vạn Tượng (huyện Sơn Tịnh), nghề làm Mạch Nha, Thi Phố ( huyện Đức Phổ). Theo thống kê, hiện nay toàn tỉnh có 18 NNTT và trên 30 ngành nghề mới.
Thành phốĐà Nẵng có 4 NNTT: Làng đá mỹ nghệ Non Nước, chằm nón La
Bông, đan lát Yến Nê và nước mắm Nam Ô. Ngoài các làng nghề này, Đà Nẵng còn nhiều nghề tiểu thủ công nghiệp như mộc mỹ nghệ, gốm mỹ nghệ, nem tré, thêu, thảm, chẻđá… sản xuất mới dừng lại ở một số hộ cá thể.
Qua số liệu cho thấy, số lượng làng nghềở DHNTB tuy không nhiều nhưng ngành nghề đa dạng, phong phú, nhiều sản phẩm có truyền thống lâu đời, đến nay vẫn còn nổi tiếng trong vùng, cả nước và thế giới.
Tuy nhiên, Số lượng các LN tăng chậm, thậm chí trong 3 năm gần đây có địa phương không hình thành được một LN mới nào nhưĐà Nẵng, Quảng Ngãi, Quảng Nam. Nhiều LN sản xuất không những không phát triển mà còn có nguy cơ mai một dần như làng chiếu Cẩm Lệ (Đà Nẵng), trống Lâm Yên (Quảng Nam), dệt thổ cẩm Hà Ri, bánh tráng nước dừa Hoài Nhơn, lụa tơ tằm Phú Phong (Bình Định)…