Kỹ thuật công nghệ.

Một phần của tài liệu PHÁT TRIỂN CÔNG NGHIỆP NÔNG THÔN Ở CÁC TỈNH DUYÊN HẢI NAM TRUNG BỘ - THỰC TRẠNG VÀ GIẢI PHÁP (Trang 77 - 81)

28 Báo cáo tình hình sản xuất công nghiệp tiểu thủ công nghiệp làng nghề, KKT, KCN trên địa bàn tỉnh Bình

2.2.4.2 kỹ thuật công nghệ.

Hầu hết các nhà nghiên cứu về CNNT đều đánh giá cao vai trò, tác dụng của công nghệ và kỹ thuật đối với sự phát triển của khu vực kinh tế này, bởi vì với việc đưa kỹ thuật công nghệ hiện đại vào khu vực nông thôn sẽ nhanh chóng nâng cao

trình độ của sản xuất ở nông thôn. Chẳng hạn, các cơ sở chế biến đồ gỗ ở Quảng Ngãi, Bình Định trước đây sản xuất bằng công cụ thủ công nên năng suất thấp. Nhờ đổi mới công nghệ kỹ thuật hiện đại, hiện nay các công đoạn cưa, xẻ, đục, chạm trổ, đánh bóng được dùng hệ thống cơ giới hoá, tựđộng hoá nên độ chính xác, tính thẩm mỹ và năng suất cao…

Hoặc như việc cải tiến và đổi mới kỹ thuật gặt, đập lúa của người nông dân đã giảm tỷ lệ hao hụt từ 13% xuống còn 5%. Đổi mới kỹ thuật xay xát lúa gạo làm giảm tỷ lệ gạo nát và rơi vãi rất lớn. Ở các tỉnh Duyên hải Nam Trung Bộ sản lượng lúa hàng năm khoảng 3 triệu tấn, nếu tỷ lệ thất thoát trong thu hoạch 13 % thì mỗi năm nông dân ở khu vực này bị mất đi sản lượng lúa rất lớn.

Về kỹ thuật và công nghệ của CNNT ở các tỉnh DHNTB có thể thấy rõ ở bảng sau:

Bảng 13: Trình độ công nghệđối với các sản phẩm

Trình độ công nghệ Nông nghiệp Lâm Nghiệp Thuỷ sản

Trình độ công nghệ thấp 38% 32% 22%

Trình độ CN tương đối thấp 46% 52% 53% Trình độ CN trung bình 14% 12% 18%

Trình độ CN trên trung bình 1,2% 4% 7%

Nguồn: Báo cáo của Sở KH-CN và Sở Công nghiệp các tỉnh DHNTB

Qua bảng trên cho thấy: Trình độ công nghệ đối với các lĩnh vực nông lâm thuỷ sản còn thấp, đặc biệt trình độ công nghệ trên trung bình của lĩnh vực nông nghiệp rất thấp trong lúc đó theo kinh nghiệm của Nhật Bản muốn nâng cao năng lực cạnh tranh các sản phẩm nông nghiệp thì tỷ lệ áp dụng công nghệ trên trung bình trong lĩnh vực này phải chiếm khoảng 60%

Trình độ kỹ thuật, công nghệ của công nghiệp nông thôn ở các tỉnh Duyên hải Nam Trung bộ có 3 loại:

- Kỹ thuật thủ công truyền thống sản xuất hoàn toàn bằng thủ công tập trung chủ yếu ở các làng nghề, ngành nghề truyền thống như thủ công mỹ nghệ, đan thêu ren, chế biến lương thực, thực phẩm, rèn, mộc, dệt thổ cẩm…

- Kỹ thuật thủ công nửa cơ khí tập trung chủ yếu ở các cụm công nghiệp nông thôn. Trên cơ sở kỹ thuật thủ công truyền thống rồi cải tiến một số bộ phận áp dụng cơ khí hoá vào sản xuất làm cho năng suất lao động tăng lên.

- Công nghệ mới dùng năng lượng điện với hệ thống dây chuyền trong sản xuất.

Tình hình sử dụng các loại công nghệ này ở các loại hình sản xuất của CNNT được thể hiện trong bảng sau:

Bảng 14: Mức độ sử dụng công nghệđối với các đối tượng

Trình độ Người dân Công ty cổ phần DN tư nhân DN Nhà nước Thủ công truyền thống 60% 20% 35% 10% Thủ công nửa cơ khí 20% 41% 60% 50% Công nghiệp cơ khí 14% 32% 30% 44% Công nghệ tương đối hiện đại 0,1% 1,5% 1,8% 12% Nguồn: Cục thống kê các tỉnh DHNTB

Qua số liệu ở bảng trên cho thấy: Ở các tỉnh DHNTB, công nghệ của CNNT thuộc đại bộ phận ở trình độ thủ công truyền thống, công cụ thủ công, sản xuất với kinh nghiệm cổ truyền. Việc sử dụng công nghệ tương đối hiện đại ở tất cả các loại hình đều chiếm một tỷ lệ rất thấp, kể cả DNNN tỷ lệ này cũng chỉ có 12%. Điều này cũng lý giải tại sao các sản phẩm của CNNT ở khu vực này mức độ cạnh tranh còn thấp và gặp nhiều khó khăn trong việc tiêu thụ trên thị trường. Nguyên nhân sâu xa cũng xuất phát từ quy mô vốn và mức độ trang bị vốn cho một cơ sở sản xuất của CNNT còn quá thấp. Mức độ trang bị về kỹ thuật công nghệ xét theo tiêu chí các cơ sở sản xuất CNNT ở một số tỉnh cho thấy:

Tỉnh Quảng Nam có 62% cơ sở sản xuất công nghiệp nông thôn có trình độ thủ công, 31% nửa cơ khí.

Tỉnh Quảng Ngãi có 64% cơ sở sản xuất công nghiệp nông thôn có trình độ thủ công, 30% nửa cơ khí.

Tỉnh Bình Định, sản xuất thủ công chiếm 65,5%, nửa cơ khí 31,5%

Các tỉnh Phú Yên, Khánh Hoà công nghệ của công nghiệp nông thôn lạc hậu, gần 70% sản xuất thủ công.

Kỹ thuật, công nghệ lạc hậu cùng với đội ngũ lao động chất lượng thấp, chưa đào tạo chuyên môn kỹ thuật, làm theo kinh nghiệm hoặc vừa làm vừa học nên chưa đáp ứng được yêu cầu hiện nay. Nhiều cơ sở sản xuất không bảo đảm được tiêu chuẩn về mẫu mã, bao bì, chất lượng sản phẩm. Các cơ sở chế biến nông sản thực phẩm không đảm bảo được vệ sinh an toàn thực phẩm. Nhiều khu công nghiệp, khu kinh tế ở các tỉnh Duyên hải Nam Trung bộ đang có nhu cầu xây dựng kết cấu hạ tầng và các ngành công nghiệp phụ trợ nhưng số cụm công nghiệp nông thôn hoặc ngành công nghiệp đáp ứng được yêu cầu này còn rất ít ỏi.

Kỹ thuật công nghệ lạc hậu, sản xuất tiêu tốn nhiều năng lượng, nguyên liệu nhưng chất lượng sản phẩm thấp, tiêu dùng nhanh hư hỏng, xã hội lại gia tăng khai thác tài nguyên tạo ra sản phẩm mới làm cho tài nguyên bị cạn kiệt, môi trường bị tàn phá, kỹ thuật công nghệ lạc hậu ít có khả năng xử lý chất thải và việc sản xuất được tổ chức ngay trong khu dân cư làm cho mức độ ô nhiễm môi trường rất cao và ảnh hưởng lớn tới đời sống của dân cư.

Hiện nay ở các tỉnh Duyên hải Nam Trung bộ ở các cụm công nghiệp nông thôn, các làng nghềđều không có hệ thống xử lý chất thải mà hầu hết đều được thải trực tiếp vào môi trường. Ví dụ các cơ sở chế biến bột sắn xả chất thải ra ruộng đồng, làng xóm, ô nhiễm bầu không khí và đất đai, nguồn nước bị nhiễm chất độc như ở Quảng Ngãi, Bình Định, hoặc như một số cơ sở chế biến thuỷ sản không có hệ thống xử lý chất thải, mùi hôi nồng nặc bay xa hàng cây số . Nghề làm đá mỹ nghệở Non nước Đà Nẵng đã xả bụi đá và nước thải vượt tiêu chuẩn cho phép hàng chục lần, đe doạ cuộc sống của dân cư chung quanh, ở nhiều vùng các chất khí độc hại thải ra không khí; chất thải lỏng có nhiều hoá chất làm ô nhiễm nước mặn, nước ngầm; đất đai nhiều nơi bị nhiễm chất độc hại không thể sản xuất nông nghiệp; một số bệnh tật như ung thư, lao phổi, bệnh ngoài da xuất hiện và có chiều hướng tăng lên. Tình trạng ô nhiễm ở các LN cũng đang là một thách thức lớn. Ở Quảng Nam, chỉ có 1/3 làng nghề truyền thống đảm bảo được vệ sinh môi trường. Ở Bình Định, hiện có 27,78% LN gây ô nhiễm môi trường, trong đó ô nhiễm môi trường không

khí 14,81%, ô nhiễm nguồn nước 12,96%, có hai huyện, LN gây ô nhiễm nặng là Tây Sơn 50%, Phù Mỹ 44%.

Trước tình trạng này các chủ kinh doanh cũng như các cán bộ quản lý nhà nước ở địa phương thường lý giải rằng sở dĩ như vậy là do các thiết bị xử lý chất thải thường đòi hỏi chi phí lớn mà họ không đủ ngân sách để tiến hành. Tuy nhiên nguyên nhân thực sự và quan trọng nhất có lẽ chính là nhận thức chưa đầy đủ về nguy cơ do ô nhiễm môi trường đối với đời sống và sản xuất ởđịa phương họ.

Từ thực trạng về vốn và công nghệ của công nghiệp nông thôn các tỉnh

Một phần của tài liệu PHÁT TRIỂN CÔNG NGHIỆP NÔNG THÔN Ở CÁC TỈNH DUYÊN HẢI NAM TRUNG BỘ - THỰC TRẠNG VÀ GIẢI PHÁP (Trang 77 - 81)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(190 trang)