Nhìn chung, trình độ công nghệ sản xuất của làng nghề chủ yếu là công cụ thủ công. Theo số liệu điều tra ở tỉnh Bình Định, sản xuất thủ công chiếm 68,5% và bán thủ công là 31,5%. Trong 8 huyện có làng nghề thì 3 huyện Hoài Ân, Phù Mỹ, Phù Cát (16 làng) lao động thủ công 100%. Ở Quảng Nam, số liệu điều tra năng lực làng nghề năm 2006 của Sở Công nghiệp thì trong 61 làng nghề trên địa bàn tỉnh có 6 làng nghề công nghệ thủ công kết hợp với cơ giới, còn lại trên 90% làng nghề là công nghệ truyền thống, công cụ lao động thô sơ, trừ một số công đoạn nặng nhọc có đưa máy móc thay thế và những máy móc thiết bị này chỉ có một tỷ lệ nhỏ là mua mới còn hầu hết là máy móc chất lượng thấp của Trung Quốc, máy thải loại của các xí nghiệp quốc doanh hoặc tự chế tạo bán cơ khí. Những năm gần đây các hộ gia đình, hợp tác xã, các doanh nghiệp trong làng nghề bước đầu đã có sựđầu tư đổi mới công nghệ, áp dụng khoa học công nghệ tiên tiến vào sản xuất, như công nghệ hạn chế môi trường khí thải tại làng nghề Duy Trinh hoặc chuyển từ công nghệ đốt than sang lò ga của công ty gốm La Tháp… Ở các LN sản xuất hàng thủ công mỹ nghệ, một số công việc nặng nhọc như xẻ dọc, cắt, đục, bào, chẻ tre, mây đã thực hiện bằng máy móc. Làng nghềđiêu khắc đá cổ truyền Non Nước, nếu như trước đây các công cụ lao động chủ yếu thủ công như búa sắt, đục nhọn, mũi xirô,
giấy nhám đểđục đẽo, đánh bóng thì hiện nay hầu như 100% các cơ sở sản xuất đều trang bị các thiết bị chuyên dùng: Máy cầm tay, máy bào, phay, tiện… Nhờ vậy, sản phẩm LN trở nên phong phú, đa dạng và tinh xảo hơn.
Hình thức tổ chức sản xuất kinh doanh trong các LN rất đa dạng. Ngoài hình thức theo hộ gia đình là chủ yếu còn có các hợp tác xã, các công ty trách nhiệm hữu hạn, doanh nghiệp tư nhân, các cơ sở đại lý tổ chức cung ứng nguyên vật liệu và bao tiêu sản phẩm. Ở 2 làng dệt vải Mã Châu và Phú Bông - Thi Lai (Quảng Nam), ngoài hàng trăm hộ làm nghề dệt còn có 2 hợp tác xã, 3 công ty trách nhiệm hữu hạn, 2 doanh nghiệp tư nhân, 12 cơ sở đại lý. Tỉnh Bình Định, trên địa bàn LN đã xuất hiện 4 hợp tác xã tiểu thủ công nghiệp, 69 doanh nghiệp, 2525 cơ sở cung cấp nguyên vật liệu.
2.2.7 Sự tác động của các chính sách Nhà nước đối với hoạt động của CNNT CNNT
Quá trình hoạt động và phát triển của các cơ sở CNNT liên quan rất nhiều đến môi trường thể chế, đó là sự tác động của hệ thống pháp luật, chính sách, cơ chế quản lý vĩ mô của Nhà nước. Sự tác động này đối với hoạt động của CNNT ở các tỉnh DHNTB trong thời gian qua được thể hiện ở những nét chủ yếu sau đây:
- Số lượng các văn bản quy định của Nhà nước đã ban hành khá nhiều nhưng việc phổ biến chính sách, luật pháp của Nhà nước cho dân cư nông thôn chưa được sâu rộng, nhiều văn bản pháp luật cơ bản về kinh doanh chưa được phổ biến tới dân cư nông thôn. Mặt khác, nhiều cán bộ quản lý nhà nước ở các địa phương, đặc biệt là cán bộ cơ sở chưa nắm vững hệ thống pháp luật, thiếu những kiến thức cơ sở cần thiết làm cho sự vận dụng luật pháp có nhiều điểm không thống nhất, thiếu nhất quán.
- Việc thực hiện pháp luật đối với người dân còn gặp khó khăn do chính hệ thống hành chính gây ra. Từ tình trạng này tại nhiều địa phương, lệ nhiều hơn luật và được ban hành, thực hiện khá tuỳ tiện. Hệ thống các lệ làng, các “ luật nghề” được bảo tồn từ nhiều thế hệ, thường được thực hiện một cách chủ quan, tuỳ thuộc nhiều vào những người được cử chịu trách nhiệm duy trì. Trong lúc đó ở một sốđịa phương những người chịu trách nhiệm này lại không phải là những người có uy tín nghề nghiệp, hiểu rõ luật nghề nhất.
- Có nhiều luật lệ, nhiều chính sách được ban hành còn tạo ra sự bất bình đẳng giữa các loại hình doanh nghiệp khác nhau, thậm chí ngay trong cùng một ngành nghề, một lĩnh vực. Còn có sự phân biệt trong giao dịch giữa xí nghiệp quốc doanh với các hợp tác xã, giữa các doanh nghiệp nhà nước với các doanh nghiệp tư nhân và các công ty ngoài quốc doanh.
- Sự tác động của các chính sách có liên quan trực tiếp đến hoạt động của CNNT như chính sách tín dụng, chính sách thuế còn nhiều bất cập, chưa khuyến khích được các cơ sở CNNT phát triển, chẳng hạn như:
+ Chính sách tín dụng: Khi được hỏi về chính sách tín dụng hỗ trợ vốn cho
các cơ sở CNNT kết quả là:
68,9% ý kiến cho rằng lãi suất tiền vay cao. 27,3% ý kiến cho rằng thủ tục vay phức tạp. 36% ý kiến cho rằng mức độ an toàn vốn thấp.
28,7% ý kiến cho rằng chưa có sự hỗ trợ của chính quyền đối với CNNT. 54,5% ý kiến cho rằng đã có sự hỗ trợ nhưng chưa thiết thực 30
+ Chính sách thuế: Kết quảđiều tra về chính sách thuế cho thấy: 40,2% ý kiến cho rằng thuế bất bình đẳng, bất lợi đối với CNNT. 39,1% ý kiến cho rằng thuế cao.
56,6% ý kiến cho rằng chi cho tiêu cực phí lớn.
46% ý kiến cho rằng cơ chế thu- nộp - định thuế phức tạp.
49,6% ý kiến cho rằng chính sách thuế có nhiều sơ hở dễ trốn thuế31
Chính quyền các cấp quản lý kiểm soát đối với CNNT chủ yếu qua đăng ký kinh doanh, thực hiện nghĩa vụ thuế đối với Nhà nước do cơ quan thuế thực hiện. Do vậy, hiện tượng thất thu thuế, không nắm chắc doanh thu của cơ sở diễn ra khá phổ biến. Kết quả là Nhà nước thất thu, các cơ sở CNNT cũng không nhận được sự hỗ trợ, giúp đỡ về nhiều mặt của chính quyền các cấp.
30
Tổng hợp từ kết quảđiều tra của nhóm tác giả
31
2.2.8 Tình hình hoạt động của một số hệ thống dịch vụ hỗ trợ cho CNNT ở các tỉnh DHNTB. ở các tỉnh DHNTB.
Muốn xây dựng một cơ sở công nghiệp cần có thông tin về thị trường, vốn, trình độ kinh doanh, tư cách pháp nhân, đầu vào và đầu ra, thông tin về nhu cầu tiêu thụ sản phẩm,... Tất cả những vấn đề trên là nhiệm vụ của dịch vụ. Do vậy,CNNT muốn phát triển cần có một hệ thống dịch vụ hỗ trợ bao gồm dịch vụ du lịch, thương mại, khoa học công nghệ , tư vấn pháp lý và tư vấn kinh doanh, dịch vụ về vốn, bảo hiểm bảo trợ ... Và các loại hình dịch vụ công khác. Đối với các tỉnh Duyên hải Nam Trung bộ trong những năm qua hoạt động của các loại dịch vụ này đã có những tác động nhất định đến phát triển của CNNT, điều đó được thể hiện như sau: