CNNT.
Từ việc nghiên cứu sự phát triển CNNT ở một số nước và vùng lãnh thổ đã nêu trên đây chỉ ra rằng tuy kinh nghiệm phát triển CNNT của mỗi nước có khác nhau, nhưng có thể rút ra một số nhận xét chung từ các kinh nghiệm đó để vận dụng vào sự phát triển CNNT ở nước ta như sau:
Một là, phát triển CNNT là con đường tất yếu của các nước đang phát triển.
Các nước đang phát triển có tỷ trọng lao động nông nghiệp rất cao. Năng suất lao động thấp, ngành nghề ở nông thôn kém phát triển, thu nhập và đời sống dân cư nông thôn rất thấp, sức mua và thị trường ở nông thôn rất hạn chế, khoảng cách đời sống kinh tế - xã hội giữa nông thôn và đô thị ngày càng xa, lao động thừa ở nông thôn và thời gian nông nhàn cao, dòng người di dân từ nông thôn ra thành thị ngày càng nhiều làm nảy sinh vấn đề kinh tế - xã hội khó giải quyết. Để chống lại các xu hướng trên, nhiều nước đã chọn con đường phát triển CNNT. Từ việc phát triển CNNT kéo theo dịch vụ nông thôn và phát triển nông nghiệp hàng hoá, làm thay đổi cơ cấu kinh tế nông thôn. Với cơ cấu nông nghiệp hàng hoá - công nghiệp - dịch vụ sẽ thu hút lao động dư thừa, làm tăng năng suất lao động nông nghiệp, tăng thu nhập và sức mua ở nông thôn, mở rộng thị trường cho CNNT và dịch vụ. Vì vậy phát triển CNNT là một hướng đi tất yếu của các nước đang phát triển, trong đó có Việt Nam nói chung, các tỉnh duyên hải miền Trung nói riêng, để nhằm giải quyết tăng trưởng kinh tế và nhiều vấn đề xã hội ở nông thôn.
Hai là, công nghiệp nông thôn phải được hình thành và phát triển xuất phát
từ nhu cầu giải quyết các vấn đề kinh tế xã hội nông thôn và được hình thành ngay tại vùng nông thôn nhằm giải quyết các vấn đề nảy sinh ở nông thôn.
Ba là, công nghiệp nông thôn phát triển tuỳ thuộc vào lợi thế của mỗi vùng, mỗi quốc gia.
Bốn là, công nghiệp nông thôn phát triển sẽ thu hút lao động ở nông thôn, làm cho thu nhập dân cưở nông thôn tăng, giảm được sự di dân ra các vùng đô thị, nâng cấp kết cấu hạ tầng ở nông thôn.
Năm là, công nghiệp nông thôn phát triển ổn định đều có sự hỗ trợ, nâng đỡ của Nhà nước, đặc biệt về các mặt vốn, công nghệ, thị trường.
1.5.6 Kinh nghiệm của một số vùng ở Việt Nam về phát triển CNNT1.5.6.1 Kinh nghiệm về phát triển CNNT ở vùng Đồng bằng Sông Hồng