- Định hướng về thị trường cho CNNT ở các tỉnh Duyên hải Nam Trung bộ
3.2.3.2 Nhóm giải pháp đổi mới kỹ thuật công nghệ
Đổi mới kỹ thuật công nghệ cho công nghiệp nông thôn ở các tỉnh duyên hải Nam Trung Bộ phải đảm bảo được các yêu cầu như: Phải phù hợp với điều kiện khí hậu của miền Trung, tiếp cận được công nghệ tiên tiến của thế giới, bảo đảm công nghệ sạch, giảm chất thải, tạo điều kiện cho sự phát triển bền vững. Nhà nước vạch ra quy hoạch phát triển và hỗ trợ các cơ sở CNNT đổi mới và hiện đại hoá công
nghệ kỹ thuật, nhưng chính các cơ sở CNNT là chủ thể trong việc cải tiến và đổi mới đó. Vì vậy các giải pháp đổi mới công nghệ là:
Một là, tuyên truyền nâng cao nhận thức cho các địa phương, các cơ sở về
sự cần thiết phải đổi mới công nghệ của công nghiệp nông thôn.
Trong thực tế nhiều người cho rằng công nghiệp nông thôn chủ yếu tạo ra sản phẩm phục vụ cho tiêu dùng ởđịa phương nên hầu hết tận dụng máy móc thiết bị thủ công, lạc hậu. Nhu cầu đổi mới công nghệ không quan trọng và cấp thiết bằng việc nhà máy thiếu nguyên liệu, thiếu vốn kinh doanh. Mặt khác, các cơ sở công nghiệp nông thôn vốn ít, huy động từ gia đình là chính, sản xuất với quy mô nhỏ an toàn hơn. Những vấn đề trên đã ràng buộc nhiều người, không dám mạo hiểm đầu tư vốn đổi mới công nghệ.
Vì vậy cần tuyên truyền, nâng cao nhận thức cho mọi người hiểu rằng, hiện nay vấn đề tiêu chuẩn chất lượng và vệ sinh an toàn thực phẩm được đặt ra và kiểm tra rất nghiêm ngặt , nếu không đổi mới kỹ thuật công nghệ để tăng năng suất lao động, nâng cao năng lực cạnh tranh sẽ bị loại, ngoài ra để bảo vệ các ngành truyền thống và nâng cao hiệu quả sản xuất, kinh doanh cũng phải đổi mới kỹ thuật, công nghệ.
Hai là, khuyến khích đổi mới công nghệ theo định hướng của nhà nước. Bất cứ cơ sở, xí nghiệp nào nếu đầu tư đổi mới kỹ thuật công nghệ để điều chỉnh chủng loại, cơ cấu sản phẩm hoặc xây dựng cơ sở sản xuất mới theo định hướng của nhà nước thì được hưởng các chính sách ưu đãi. Ưu đãi tín dụng để mua máy móc thiết bị. Miễn giảm thuế nhập khẩu thiết bị phụ tùng hoặc nguyên liệu ban đầu. Ưu tiên về mặt bằng đất đai, địa điểm xây dựng nhà máy. Miễn thuế kinh doanh từ 5 – 7 năm đầu. Nhà nước có thể bao tiêu sản phẩm khi xí nghiệp chưa có thị trường ổn định…
Ở các tỉnh Duyên hải Nam Trung bộ, nhà nước cần khuyến khích đổi mới công nghệ trong các ngành công nghiệp chế biến thuỷ sản để tăng thêm chủng loại, cơ cấu sản phẩm và bảo đảm được tiêu chuẩn chất lượng. Khuyến khích ngành công nghiệp dệt – may đổi mới công nghệ, tăng thêm hàm lượng chất xám, nâng cao năng suất và chất lượng sản phẩm, tăng giá trị gia tăng.
Ba là, thực hiện khấu hao nhanh đểđổi mới công nghệ, tránh hao mòn vô hình.
Nhà nước có chính sách khấu hao nhanh cho một số xí nghiệp, ngành nghề, để cho các cơ sở, xí nghiệp tăng cường sử dụng hết công suất máy móc, thiết bị, thu hồi vốn để nhanh chóng thay công nghệ cũ bằng công nghệ mới, làm tăng hiệu quả, tránh hao mòn vô hình, xí nghiệp đứng vững được trong sự cạnh tranh trên thị trường.
Bốn là, tăng cường công tác thông tin tư vấn bảo đảm đổi mới kỹ thuật công nghệ phù hợp, đạt yêu cầu.
Thực tếở các địa phương do thiếu thông tin, không thông qua tư vấn nên khi đổi mới công nghệ hoặc nhập máy móc, thiết bị vềđịa phương thường hết khấu hao, lạc hậu. Một số nơi tổ chức lắp ráp, khai trương nhà máy nhưng không hoạt động được. Điều này vừa làm lãng phí, thất thoát tài sản vừa gây nên tai hoạ về môi trường.
Vì vậy, Nhà nước phải cung cấp thông tin cho các xí nghiệp địa phương và các xí nghiệp phải thông qua công ty tư vấn để nắm chắc hồ sơ, lý lịch máy móc, thiết bị. Khi đổi mới công nghệ phải bảo đảm trình độ kỹ thuật trung bình tiên tiến, cao hơn trình độ của công nghệ cũ, cao hơn mặt bằng kỹ thuật chung của xã hội, đồng thời phù hợp với điều kiện địa phương. Không vì giá cả máy móc thiết bị rẻ hoặc một sự khuyến mãi nào đó mà nhập công nghệ lạc hậu về cho đất nước. Bài học về việc nhập công nghệ xi măng lò đứng đã bị các nước loại bỏ từ lâu, hoặc việc nhiều địa phương nhập công nghệ chế biến đường của Trung Quốc rất lạc hậu cũng gây thiệt hại và hậu quả lâu dài.
Năm là, tăng cường kiểm tra tiêu chuẩn kỹ thuật của các cơ sở CNNT để
thông báo và buộc các cơ sởđổi mới công nghệ.
Khi điều tra các cơ sở sản xuất công nghiệp ngoài quốc doanh cho thấy mức vốn bình quân cho một cơ sở rất thấp, sử dụng kỹ thuật công nghệ cũ kỹ, lạc hậu, thủ công, nhiều cơ sở, máy móc thiết bịđã hết khấu hao. Nếu cứđể tình trạng này thì rất khó khăn cho việc đổi mới công nghệđối với công nghiệp nông thôn.
Vì vậy, các cơ quan chức năng như tài chính, ngành công nghiệp, môi trường, địa phương cần phối hợp, kiểm tra trình độ, tuổi đời máy móc, thiết bị của công nghiệp nông thôn. Nếu máy móc, thiết bị quá cũ, hết khấu hao, sản xuất tiêu tốn nhiều năng lượng, nguyên liệu, gây ô nhiễm môi trường thì buộc các cơ sở sản xuất kinh doanh phải đổi mới công nghệ, tương tự như việc đình chỉ, cấm lưu hành các loại xe ôtô, xe máy đã quá cũ hiện nay.
Một mặt cần khuyến khích và tạo điều kiện cho các cơ sở sản xuất mua sắm thiết bị, đổi mới công nghệ; mặt khác sẽ tăng thuế hoặc xử phạt đối với cơ sở dùng công nghệ cũ, lạc hậu hoặc phải đền bù thiệt hại do xả chất thải gây thiệt hại sản xuất nông nghiệp, ô nhiễm môi trường.
Sáu là,phát triển thị trường mua bán và dịch vụ khoa học – kỹ thuật. Thường xuyên tổ chức hội chợ triển lãm giới thiệu sản phẩm, thiết bị, máy móc, công nghệ mới cả trong và ngoài nước. Có thể tổ chức ở nông thôn hoặc ven đô, trình diễn và thực hành tại nông thôn như trình diễn máy gặt lúa, máy cày, máy xay xát… qua đó kích cầu làm cho nhu cầu sử dụng công nghệ mới tăng lên.
Khi có nhu cầu từ thực tế sản xuất, đời sống thì tác động đến cung, mở rộng khả năng sản xuất và buôn bán để đáp ứng nhu cầu. Việc mua bán sản phẩm và các dịch vụ khoa học – kỹ thuật phát triển tạo nên thị trường năng động ở khu vực nông nghiệp nông thôn, khi thị trường phát triển, nó buộc xí nghiệp phải không ngừng đổi mới công nghệ – kỹ thuật, nếu không sẽ khó có thể tồn tại.
Bảy là, xây dựng cơ sở vật chất kỹ thuật và kết cấu hạ tầng tạo điều kiện cho việc đổi mới công nghệ.
Xây dựng nhà xưởng, kho bãi, hệ thống cấp thoát nước, giao thông, năng lượng cho việc ứng dụng và đổi mới kỹ thuật công nghệ. Đây là những điều kiện cần thiết, không thể thiếu cho việc phát triển công nghiệp nông thôn. Lâu nay, các địa phương chưa quan tâm những vấn đề này nên công nghiệp nông thôn phát triển khó khăn, chưa đồng bộ làm ô nhiễm môi trường.
Các tỉnh Duyên hải Nam Trung bộ cơ sở vật chất kỹ thuật và kết cấu hạ tầng ở khu vực nông thôn còn lạc hậu, bất cập. Vì vậy, giải quyết vấn đề này là cần thiết, tạo điều kiện để đổi mới kỹ thuật công nghệ cho công nghiệp nông thôn. Việc đầu
tư xây dựng kết cấu hạ tầng do nhà nước trung ương và địa phương và do các cơ sở sản xuất kinh doanh ở khu vực nông thôn thực hiện.