Đào tạo nghề cho người lao động phù hợp với yêu cầu phát triển của CNNT.

Một phần của tài liệu PHÁT TRIỂN CÔNG NGHIỆP NÔNG THÔN Ở CÁC TỈNH DUYÊN HẢI NAM TRUNG BỘ - THỰC TRẠNG VÀ GIẢI PHÁP (Trang 124 - 128)

- Định hướng về thị trường cho CNNT ở các tỉnh Duyên hải Nam Trung bộ

3.2.2 Đào tạo nghề cho người lao động phù hợp với yêu cầu phát triển của CNNT.

của CNNT.

Xuất phát từ tình hình thực tếđội ngũ lao động công nghiệp nông thôn ở các tỉnh Duyên hải Nam Trung bộ; xuất phát từ tốc độ phát triển sản xuất công nghiệp nông thôn của khu vực và triển vọng của nó trong thời gian đến, việc đào tạo, nâng cao trình độ nghề nghiệp cho người lao động công nghiệp nông thôn ở khu vực này cần theo các cách thức sau:

Mt là, đầu tư, h tr người nông dân chuyn đổi ngh nghip

lao động từ sản xuất nông nghiệp sang sản xuất công nghiệp khu vực nông thôn diễn ra trên quy mô lớn và ngày càng nhanh chóng hơn, do đó công tác đào tạo nghề, hỗ trợ người nông dân chuyển đổi nghề là yêu cầu khách quan của quá trình công nghiệp hoá, hiện đại hoá nông thôn. Quá trình chuyển đổi đó vừa là quá trình đào tạo, nâng cao trình độ nghề nghiệp, trình độ chuyên môn cho lao động nông thôn, vừa là sựđáp ứng yêu cầu phát triển của sản xuất công nghiệp ở khu vực nông thôn. Vấn đề hỗ trợ chuyển đổi nghề không chỉđơn thuần là Nhà nước chi tiền cho người lao động, để người lao động tự tìm cách học nghề, mà hỗ trợ chuyển đổi nghề là giúp cho người nông dân định hướng được những nghề mình sẽ phải theo suốt đời để mưu sinh trong tương lai, trên cơ sở đó, Nhà nước xây dựng kế hoạch đào tạo, bồi dưỡng, kế hoạch phát triển các hình thức đào tạo từ học nghề đến vừa học vừa làm.

Các địa phương cần tiến hành lập quy hoạch chung về đào tạo, hoặc giúp người nông dân tựđào tạo để chuyển đổi nghề cho phù hợp. Trong kế hoạch cần lập dự toán ngân sách dành cho công tác hỗ trợ chuyển đổi nghề, trên cơ sở nguồn vốn này, nhà nước có thể hỗ trợ một phần cho các doanh nghiệp trong khâu đào tạo, học nghề ban đầu tại các cơ sở sản xuất, giúp cho lao động có thể nhanh chóng làm quen để tiến tới tiếp cận nghề mới. Nhà đầu tư thứ cấp xây dựng trường hoặc thuê cơ sở vật chất để triển khai đào tạo.

Hai là, nâng cao nhn thc ca người lao động v ý thc, tác phong và trình độ ngh nghip trong quá trình tìm kiếm vic làm các cơ s sn xut công nghip

Việc giáo dục nhận thức về ý thức tổ chức, về tác phong sản xuất công nghiệp, về trình độ tay nghề cần phải bắt đầu từ giáo dục phổ thông, và từ những dự án hỗ trợ phát triển nhân lực phục vụ lao động công nghiệp nông thôn. Phải có những chương trình đào tạo về hướng nghiệp có tính căn bản ở các trường phổ thông, nhất là đối với học sinh phổ thông trung học. Và chương trình đó phải được các sở giáo dục đào tạo cụ thể hoá sao cho phù hợp với chiến lược phát triển kinh tế– xã hội của địa phương . Ởđây nên chú ý đến vấn đề dạy cho các em hiểu được tầm quan trọng của việc nâng cao nhận thức và ý thức kỷ luật lao động trong sản xuất công nghiệp. Trên cơ sởđó, các em dần dần hình thành cho mình một nhận thức lâu dài, để sau

này khi có điều kiện tham gia thị trường lao động trên lĩnh vực sản xuất công nghiệp họ có thể dễ dàng tạo cho mình những nền tảng ban đầu trong việc tiếp cận thị trường này.

Để thay đổi tác phong lao động nông nghiệp đòi hỏi có một sự tác động từ nhiều phía, cả về bản thân người lao động đến các chính sách tác động của nhà nước. Để tác phong công nghiệp sớm được hình thành trong lao động nông thôn đòi hỏi phải có một sự chuyển biến mạnh mẽ trong sản xuất nông nghiệp. Sự chuyển biến này dựa trên cơ sở đẩy mạnh áp dụng những tiến bộ khoa học công nghệ vào sản xuất. Khi người nông dân tiếp cận được các thành tựu khoa học công nghệ, các tiến bộ kỹ thuật ngày càng sâu, sẽ hình thành ở họ những nhận thức mới về nền sản xuất nông nghiệp hiện đại. Từđó họ sẽ có ý thức tốt hơn về vấn đề xây dựng cho mình một tác phong lao động mới hiện đại, phù hợp với những tiêu chí bắt buộc của nền sản xuất công nghiệp, tạo điều kiện thuận lợi cho họ khi tham gia chuyển đổi nghề.

Ba là, m rng quy mô và nâng cao cht lượng công tác đào to ngh, nhm giúp lao động nông thôn có th d dàng tiếp cn vi nhng ngh phi nông nghip

Mở rộng quy mô đào tạo nghề đối với khu vực nông thôn trong điều kiện hiện nay của các tỉnh Duyên hải Nam Trung bộ là một vấn đề không đơn giản. Do hệ thống đào tạo nghề của khu vực còn chậm phát triển, mới chủ yếu tập trung ở các trung tâm như Đà Nẵng (hiện có 50 cơ sở dạy nghề các cấp bậc khác nhau), Nha Trang (Khánh Hoà), Quy Nhơn (Bình Định), Dung Quất (Quảng Ngãi). Tuy nhiên, công tác đào tạo nghề có thể kết hợp bằng nhiều hình thức khác nhau như vừa học vừa làm, hoặc hình thức vừa học vừa làm kết hợp với tuyển dụng một số lao động đã kinh qua thực tế sản xuất để hướng dẫn.

Kế hoạch đào tạo lao động ở các địa phương phải được soạn thảo cụ thể, chi tiết, trên cơ sở tính toán các loại hình cơ sở CNNT có thể thu hút lao động địa phương, nhu cầu về cơ cấu, số lượng và chất lượng nguồn lao động mà các cơ sở cần đểđảm bảo tính khả thi trong giải quyết việc làm.

Nhà nước nên quan tâm nhiều hơn đến hệ thống đào tạo nghềở khu vực này: từ trường lớp, trang thiết bị, đội ngũ giáo viên, lĩnh vực đào tạo, chương trình và nội dung đào tạo. Mỗi quận, huyện ít ra cũng phải có một trường đào tạo nghề cho

thanh niên, khi có kế hoạch thì đặt hàng ngay việc đào tạo nghề cho các trường này thực hiện.

Ngoài ra, việc mở rộng quy mô đào tạo nghề phải đồng thời với việc thiết kế, xây dựng lại chương trình dạy nghề sao cho phù hợp với đặc điểm của lao động, đặc điểm của các nghề tiểu thủ công nghiệp, ngành nghề truyền thống ở khu vực này. Đây là một trong những yếu tố có tính quyết định đến sự phát triển của công tác dạy nghề và sự phát triển của thị trường lao động.

Bn là, đào to, bi dưỡng trình độ qun lý và nâng cao tay ngh cho người lao động các cơ s CNNT và các làng ngh

Trình độ quản lý và tay nghề của người lao động ở các cơ sở CNNT và trong các LN ở các tỉnh DHNTB còn thấp, phần đông chưa qua đào tạo, bồi dưỡng một cách cơ bản, vì vậy trang bị kiến thức quản lý và kỹ thuật lao động cho người lao động là yêu cầu cấp thiết. Muốn vậy phải:

– Đa dạng hoá các hình thức đào tạo nghề, kết hợp giữa đào tạo tại chỗ (truyền nghề trực tiếp) với đào tạo cơ bản (mở các trường lớp) trên cơ sở phân loại các nghề để áp dụng hình thức đào tạo cho phù hợp. Với những ngành ít phức tạp, như đan lát, dệt chiếu, làm bánh kẹo… có thể truyền nghề trực tiếp, còn những ngành thủ công mỹ nghệ, đúc đồng, dệt lụa, dệt vải cao cấp… phải đào tạo cơ bản.

– Hỗ trợ các huyện thành lập trung tâm đào tạo nghề theo hình thức dài hạn, ngắn hạn tuỳ từng nghề.

– Mở các lớp đào tạo cho các nghệ nhân, thợ giỏi về kỹ năng sư phạm, thẩm mỹ, thiết kế mẫu mã, tạo dáng sản phẩm, sử dụng kỹ thuật mới để hình thành đội ngũ giảng viên dạy và truyền nghề. Khuyến khích sự hợp tác giữa các nghệ nhân với các cơ sở sản xuất, các trung tâm dạy nghềđể truyền nghề cho lớp trẻ.

– Các Sở Công nghiệp, Nông nghiệp và phát triển nông thôn, các liên minh Hợp tác xã, tổ chức chính quyền các cấp cần có sự phối hợp sử dụng hợp lý các nguồn vốn từ quỹ khuyến công, khuyến nông mở các lớp bồi dưỡng về quản lý về kinh tế thị trường cho đội ngũ cán bộ trong các LN, đặc biệt chú ý đến kiến thức pháp luật có liên quan tới tổ chức sản xuất kinh doanh ở các LN.

Năm là, cn có chính sách khuyến khích hc ngh mt cách phù hp vi

điu kin thu nhp và hot động kinh tế ca người lao động

Một chính sách khuyến khích người nông dân học nghề để chuyển đổi nghề, nhất là để chuyển đổi từ sản xuất nông nghiệp sang công nghiệp trong giai đoạn công nghiệp hoá, hiện đại hoá hiện nay là một vấn đề hết sức cần thiết. Trong điều kiện thực tế về việc làm và thu nhập của đại bộ phận lao động nông thôn khu vực miền Trung, việc bỏ tiền ra để học tập một nghề nào đó, là cả một sự tính toán, cân đối đầy khó khăn. Nhà nước cần có một chính sách khuyến khích học nghề cho lao động nông thôn ở khu vực này một cách thích hợp để họ có thể vừa đảm bảo cuộc sống của chính mình và những người ăn theo, đồng thời vừa đảm bảo được việc học tập nâng cao tay nghề, nâng cao chất lượng lao động.

Trong điều kiện hiện nay, để thực hiện chính sách này, chính quyền địa phương cần xem xét, tuyển chọn những lao động có khả năng, có một trình độ văn hoá nhất định, giúp đỡ, hướng dẫn họ chọn một nghề thích hợp sau đó gửi đi đào tạo ở các lớp bồi dưỡng về quản lý kinh tế ngắn hạn tại địa phương hoặc gửi đến các trường quản lý của Trung ương. Hoặc gửi đến các trường dạy nghềở tỉnh, thành phố đào tạo. Thông qua các hội nghề nghiệp, các hợp tác xã để đào tạo nghề cho người lao động.

Số lao động này sẽ trở thành hạt nhân để truyền nghề cho những lao động khác trong quá trình tham gia lao động sản xuất cùng một tổ, hoặc cùng dây chuyền trong một cơ sở CNNT nào đó. Nhà nước cần hỗ trợ kinh phí đào tạo nghề cho các đối tượng như vừa nêu, nhằm cung cấp một nguồn nhân lực có chất lượng cho công

Một phần của tài liệu PHÁT TRIỂN CÔNG NGHIỆP NÔNG THÔN Ở CÁC TỈNH DUYÊN HẢI NAM TRUNG BỘ - THỰC TRẠNG VÀ GIẢI PHÁP (Trang 124 - 128)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(190 trang)