Đặc điểm tự nhiên.

Một phần của tài liệu PHÁT TRIỂN CÔNG NGHIỆP NÔNG THÔN Ở CÁC TỈNH DUYÊN HẢI NAM TRUNG BỘ - THỰC TRẠNG VÀ GIẢI PHÁP (Trang 50 - 53)

- Về vị trí địa lý.

Vùng Duyên hải Nam Trung bộ ( DHNTB ) là một trong 8 vùng kinh tế của cả nước, phía Bắc giáp với tỉnh Thừa Thiên- Huế thuộc vùng Bắc Trung bộ, phía Nam giáp với tỉnh Ninh Thuận thuộc vùng Đông Nam bộ, phía Tây giáp với nước bạn Lào và các tỉnh Tây Nguyên và phía Đông giáp biển. Vùng này gồm 6 tỉnh, thành phố là : Đà Nẵng, Quảng Nam, Quảng Ngãi, Bình Định, Phú Yên, Khánh Hoà với dân số 7,131 triệu người ( chiếm 8,5% dân số của cả nước ) 22 Nằm vào vị trí trung lộ của cả nước, lại có các tuyến đường quốc lộ 1A, 14, 19, 7 cũng như các tuyến đường sắt Bắc Nam, đường không, đường thuỷ đã tạo điều kiện giao lưu một cách thuận tiện giữa các tỉnh DHNTB với các vùng khác trong cả nước. Ngoài ra, cách đây vài năm khi tuyến đường “xa lộ Đông-Tây”với điểm đầu là cảng nước sâu Mawlamyine (Mianma) và điểm cuối là thành phố Đà Nẵng được kết nối đã làm cho hoạt động thương mại, du lịch, đầu tư của khu vực này sôi động hẳn lên, đây chính là điều kiện rất thuận lợi cho việc phát triển kinh tế- xã hội của các tỉnh DHNTB.

- Vềđịa hình.

Các tỉnh DHNTB là một dải đất hẹp với một bên là biển và một bên là đồi núi, ở một số tỉnh, thành phố đồi núi còn chạy ra đến tận biển, chia cắt các dải đồng bằng ven biển thành từng vùng mà các phương tiện giao thông đường bộ muốn vượt qua phải lên những đèo cao như đèo Hải Vân, đèo Cù Mông, đèo Cả, đèo Rù Rì . Do các dãy núi cao chạy sát đến gần biển nên tạo hoá đã tạo ra cho nơi đây rất nhiều

22

phong cảnh nên thơ và trữ tình, có những con đường chạy qua các khu rừng sinh thái, qua các thác nước cao hơi nước toả ra mờ ảo, hay qua các bãi biển còn mang vẻ hoang sơ chưa bị quá trình đô thị hoá làm mất đi dáng vẻ tự nhiên vốn có của nó.

Độ dốc ở khu vực này là khá cao, đây là điều kiện thuận lợi cho việc xây dựng các nhà máy thuỷ điện cũng như phát triển thuỷ điện nhỏ, nhưng đây cũng lại là nguyên nhân chính gây ra các trận lũ lụt kinh hoàng cho người dân ở khu vực này như các trận lũ lịch sử năm 1964, 1999, 2006.

- Về khí hậu, thời tiết.

Vùng DHNTB thuộc về miền khí hậu nhiệt đới cận gió mùa, hàng năm có hai mùa mưa nắng rõ rệt. Mùa nắng thường bất đầu từ tháng 1 đến tháng 8, trong đó thời gian nắng cao nhất thường từ tháng 3 đến tháng 7, số giờ nắng hàng năm vào khoảng 2000-2500 giờ, mùa mưa bão thường tập trung chủ yếu từ tháng 8 đến tháng 12, với lượng mưa trung bình hàng năm từ 800-1300mm. Càng vào các tỉnh phía nam của DHNTB thì lượng mưa trung bình hàng năm có xu hướng giảm dần, nếu như Đà Nẵng, Quy Nhơn lượng mưa trung bình hàng năm là 1200-1300mm thì ở Nha Trang lượng mưa trung bình hàng năm chỉđạt khoảng 800-850mm.

- Về tài nguyên khoáng sản.

Về tài nguyên đất. diện tích của toàn vùng là 3.317 nghìn ha (chiếm 10% diện tích của cả nước), trong đó đất sản xuất nông nghiệp là 584 nghìn ha, đất lâm nghiệp là 1.460 nghìn ha, đất chuyên dùng là 194 nghìn ha, còn lại là diện tích đất ở. Mặc dù đất nông nghiệp ở vùng này không được màu mỡ nhưởđồng bằng sông Cửu Long và sông Hồng, nhưng đất ởđồng bằng các tỉnh DHNTB như ở các tỉnh Quảng Ngãi, Bình Định, Phú Yên cũng khá tốt, thích hợp cho việc phát triển các loại cây lương thực như lúa, khoai, bắp các loại cây công nghiệp như mía, đậu, bông, ca cao, hay các loại cây ăn trái xoài, dứa, mận, nhãn, mít. Đất dọc ven biển các tỉnh DHNTB chủ yếu là đất pha cát, rất thích hợp cho việc nuôi trồng thuỷ sản, nhất là nuôi tôm trên cát. Một số vùng đồi núi của các tỉnh DHNTB đất đai khá tốt, rất thích hợp cho việc phát triển cây công nghiệp như mì, điều, quế, keo ba lá.

- Về tài nguyên rừng. Rừng là tài nguyên hết sức quý giá của các tỉnh

DHNTB. Theo khảo sát thì đến cuối năm 2005, các tỉnh DHNTB có khoảng 1,23 triệu ha rừng, trong đó diện tích rừng tự nhiên là 0,98 triệu ha, rừng trồng là 0,25

triệu ha. Rừng ở các tỉnh DHNTB có rất nhiều loại gỗ quý hiếm như : hương, lim, kiền kiền, cẩm lai, gõ, chò, sao đen, dẻ, gụ, tập trung chủ yếu ở các khu rừng phía tây các tỉnh DHNTB. Theo khảo sát của viện Lâm Nghiệp thì trữ lượng gỗ rừng của khu vực này là khoảng 75 triệu m3, hàng năm có thể khai thác khoảng 30 vạn m3 gỗ, hàng triệu cây tre, nứa và song, mây. Ngoài ra, rừng khu vực này còn có rất nhiều loại dược liệu quý như sa nhân, trầm hương, kỳ nam, quế. Với nguồn tài nguyên rừng phong phú như vậy, các ngành công nghiệp chế biến gỗ, sản xuất hàng thủ công mỹ nghệ và chế biến dược liệu có điều kiện rất tốt để phát triển.

- Về tài nguyên biển. Đây là khu vực có nhiều bãi biển và vịnh đẹp nhất ở

nước ta như bãi biển Đà Nẵng ( được tạp chí kinh tế hàng đầu thế giới fobest đánh giá là một trong sáu bãi biển đẹp nhất hành tinh ), bãi biển Mỹ Khê, Sa Huỳnh (Quảng Ngãi ), bãi biển Tuy Hoà, vũng Rô ( Phú Yên ), vịnh Nha Trang, vịnh Cam Ranh. Với nhiều phong cảnh đẹp, nhiều di tích lịch sử, văn hoá, hàng năm nơi đây đã thu hút hàng triệu du khách trong và ngoài nước đến vui chơi, tắm biển, nghỉ dưỡng. Nguồn hải sản biển DHNTB khá phong phú, nơi đây có nhiều loại hải sản quý như các loại cá thu, ngừ, chim, hồng cũng như các loại tôm, mực, cua, ghẹ hay yến sào là những loại đặc sản nổi tiếng của khu vực này. Có thể nói đây là những điều kiện rất thuận lợi để phát triển công nghiệp chế biến hải sản, đáp ứng cho nhu cầu tiêu dùng trong nước và xuất khẩu. Một số vùng biển của khu vực này có độ mặn khá cao ( > 3,5% ) cao hơn mức trung bình của cả nước, với số giờ nắng nhiều và nền nhiệt độ cao rất thuận lợi cho nghề làm muối phát triển. Các tỉnh DHNTB có một lợi thế vô cùng quý giá nữa là có nhiều vịnh nước sâu, rất thuận tiện cho việc phát triển các cảng biển lớn như cảng Đà Nẵng, Dung Quất, Vũng Rô, Vân Phong, Cam Ranh đáp ứng cho nhu cầu vận chuyển hàng hoá cho miền Trung, Tây Nguyên cũng như các tỉnh Nam Lào, Đông Bắc Thái Lan và Campuchia, đây cũng là những nơi rất thuận tiện trong việc xây dựng các kho trung chuyển hàng hoá giữa các khu vực, các quốc gia trên thế giới. Ngoài ra, với thềm lục địa chạy dài hơn 500km và vùng đặc quyền kinh tế rộng lớn, nơi đây được đánh giá là khu vực có nhiều tiềm năng lớn về dầu mỏ và khí đốt.

- Về khoáng sản. Các tỉnh DHNTB có nguồn khoáng sản khá đa dạng và

phong phú như vàng có ở Quảng Nam, Phú Yên; ti tan có ở dọc ven biển Quảng Nam, Bình Định; than và đá vôi ở Quảng Nam, đá granit ở Bình Định, Phú Yên; cát

thuỷ tinh và nước khoáng có ở Quảng Nam, Khánh Hoà. Tuy nhiên, phần lớn các loại khoáng sản ở khu vực DHNTB thường là trữ lượng không nhiều.

Một phần của tài liệu PHÁT TRIỂN CÔNG NGHIỆP NÔNG THÔN Ở CÁC TỈNH DUYÊN HẢI NAM TRUNG BỘ - THỰC TRẠNG VÀ GIẢI PHÁP (Trang 50 - 53)