Những vấn đề tồn tại cần tiếp tục nghiên cứu

Một phần của tài liệu Hoàn thiện công tác phân bổ ngân sách nhà nước Tỉnh Thừa Thiên Huế giai đoạn 2007 – 2010.doc (Trang 75 - 77)

4. KẾT CẤU CỦA LUẬN VĂN

3.3.4.2 Những vấn đề tồn tại cần tiếp tục nghiên cứu

Mức chi cụ thể cho từng đơn vị, từng địa phương trong khung định mức được xác định cùng với việc phân bổ dự toán chi NSNN tỉnh hàng năm để trình

HĐND tỉnh là chưa thật hợp lý và đảm bảo chặt chẽ trong chừng mực phát sinh vận dụng.

- Tiêu chí phân bổ NS chủ yếu dựa trên các yếu tố đầu vào (biên chế, quỹ lương, số đơn vị..) mà chưa chú trọng đến hiệu quả phân bổ theo đầu ra, kết quả.

- Chưa xây dựng định mức chi cho một số sự nghiệp của tỉnh mà có thể tính định mức như hoạt động đào tạo của các trường, một số hoạt động y tế, mỗi khoảng chênh lệch hoạt động của Đài Phát thanh truyền hình tỉnh… Những sự nghiệp này được xem xét bố trí mức chi cụ thể theo nhiệm vụ và khả năng cân đối NS hàng năm do UBND tỉnh trình HĐND tỉnh quyết định là chưa thật hợp lý. Cần nghiên cứu định mức của các cơ quan Trung ương và các tỉnh bạn để xem xét qui định định mức chi phù hợp [36].

- Các khoản chi cho con người chiếm tỉ lệ khá cao trong cơ cấu chi thường xuyên hoạt động quản lý hành chính nên việc xây dựng ĐMPBNS huyện có thể theo chỉ tiêu biên chế - tiền lương làm chỉ tiêu chủ yếu nhưng đồng thời phải tính đến số dân như là chỉ tiêu bổ sung khi xem xét mức chi cụ thể.

- Việc xây dựng định mức chi dựa trên yếu tố đầu vào trong một số trường hợp làm cho đơn vị SDNS có suy nghĩ rằng mục tiêu quan trọng nhất của công tác phân bổ NSNN trong nhiều trường hợp là để tiêu hết tiền mà không quan tâm đầy đủ đến kết quả. Việc điều chỉnh linh hoạt giữa các mục tiêu, nội dung sử dụng NS, thậm chí ngay trong một đơn vị sử dụng NS để nâng cao hiệu quả còn bị hạn chế bởi thủ tục hành chính và các những cản trở khác.

* Về việc lựa chọn các tiêu chí xác định ĐMPBNS: + Tiêu chí dân số:

Mỗi địa phương có những đặc thù riêng về cơ cấu, mật độ dân số, trình độ dân trí, đặc điểm văn hóa nên chỉ phân bổ căn cứ theo tiêu chí dân số đơn thuần thì khó đảm bảo được sự công bằng, đôi khi còn mang tính cào bằng trong phân bổ nguồn lực. Do vậy, ngoài tiêu chí dân số, hệ thống ĐMPBNS hiện hành cần dựa vào các tiêu chí quan trọng khác phù hợp với từng lĩnh vực cụ thể.

+ Tiêu chí biên chế:

Việc phân bổ kinh phí theo số biên chế, số đối tượng xã hội, số đài trạm dễ gây ra hiện tượng xin tăng biên chế hoặc tự xét duyệt tăng đối tượng trợ cấp xã hội, không khuyến khích việc tinh giản biên chế và sử dụng hiệu quả nguồn nhân lực, đặc biệt ở một số ngành còn thiếu căn cứ xây dựng định mức biên chế hợp lý thì việc phân bổ kinh phí theo biên chế càng bộc lộ nhiều nhược điểm.

Một phần của tài liệu Hoàn thiện công tác phân bổ ngân sách nhà nước Tỉnh Thừa Thiên Huế giai đoạn 2007 – 2010.doc (Trang 75 - 77)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(170 trang)
w