Thực trạng phân bổ chi chương trình mục tiêu quốc gia và vốn bổ sung theo mục tiêu

Một phần của tài liệu Hoàn thiện công tác phân bổ ngân sách nhà nước Tỉnh Thừa Thiên Huế giai đoạn 2007 – 2010.doc (Trang 83 - 86)

4. KẾT CẤU CỦA LUẬN VĂN

3.4.3 Thực trạng phân bổ chi chương trình mục tiêu quốc gia và vốn bổ sung theo mục tiêu

sung theo mục tiêu của Chính phủ

Kết quả số liệu phân bổ như sau:

Bảng 3.9: Phân bổ vốn CTMTQG và vốn TW cấp theo mục tiêu

Chỉ tiêu Tổng NSNN phân bổ GĐ 2001 - 2006 Trong đó Giá trị (tỉ đồng) TTr (%) Năm 2001 (tỉ đồng) Năm 2006 (tỉ đồng) Tốc độ tăng BQ năm (%) Tổng chi NSNN 8.361,2 100,0 1.036,6 2.028,9 14,4 Trong đó: chi CT MT QG, MT khác 1.096,0 13,1 64,8 272,6 33,1 - Chi CTMTQG 394,5 4,7 51,3 93,9 12,8 - Mục tiêu XDCB 701,5 8,4 13,5 178,7 67,5 Nguồn: Sở Tài chính

Đối chiếu với dự toán vốn của các chương trình do Trung ương giao, chúng tôi nhận thấy UBND tỉnh đã sử dụng vốn đúng mục đích. Tuy nhiên, bên cạnh những lợi ích to lớn mang lại cũng có một số điểm tồn tại về phân cấp quản lý, cần có sự điều chỉnh.

Những kết quả đạt được:

- Nguồn vốn CTMTQG, vốn XDCB theo mục tiêu với mức tăng bình quân 33,1%/năm và chiếm tỉ trọng 13,1% trên tổng chi NSNN, trong đó chi CTMTQG có tỉ lệ tăng bình quân hàng năm 12,8 % và vốn XDCB có tỉ lệ tăng 67,5 % là một kênh vốn hết sức quan trọng nhằm đẩy nhanh tiến độ thực hiện một số mục tiêu cấp bách về phát triển KTXH của tỉnh, nhất là mục tiêu về giáo dục, đào tạo, văn hóa, phòng chống các bệnh xã hội, xóa đói giảm nghèo…

- Vốn trung ương bổ sung có mục tiêu cho ĐTPT hạ tầng khu kinh tế, hạ tầng phục vụ phát triển du lịch, hạ tầng thủy sản, kiến cố hóa trường học, hạ tầng các xã nghèo bãi ngang, đẩy nhanh tiến độ ứng dụng công nghệ thông tin với qui mô vốn tăng nhanh trong những năm gần đây và đạt tỉ trọng 58% chi ĐTPT từ nguồn NSNN cho thấy ý nghĩa to lớn của các chương trình này đối với địa phương.

Những bất cập:

- Do Chính phủ quyết định cơ cấu các nguồn vốn của chương trình mục tiêu quốc gia nên HĐND, UBND tỉnh chỉ phân bổ chi tiết nhằm triển khai thực hiện chương trình, không có thẩm quyền điều hòa nguồn vốn giữa các chương trình nên việc phân bổ vốn có lúc chưa sát nhu cầu vốn thực tế ở địa phương.

- Nhiều chương trình mục tiêu trùng lắp với nhiệm vụ chi đầu tư và chi thường xuyên của NSĐP nên việc lồng ghép của các nguồn vốn trong khâu lập, phân bổ dự toán, giải ngân, quyết toán của cơ quan tài chính nói chung và đơn vị sử dụng NS nói riêng còn nhiều khó khăn. Một số huyện, xã miền núi được tập trung quá nhiều nguồn lực, gây chồng chéo trong quá trình thực hiện đầu tư trong

lúc một số xã nghèo trung du ven biển khác lại rất thiếu vốn.

- Các chủ chương trình có xu hướng muốn sử dụng hết vốn nhằm tránh bị mất vốn mà chưa quan tâm nhiều đến hiệu quả sử dụng vốn và mục tiêu tổng thể mà chương trình đã đặt ra.

- Việc phân bổ vốn của Chính phủ cho các tỉnh còn mang tính bình quân, chưa tính đến các yếu tố đặc thù của một số tỉnh cần ưu tiên tăng mạnh vốn đầu tư để thực hiện nhanh chóng một số mục tiêu cần vốn lớn như trùng tu di tích, hạ tầng phục vụ phát triển du lịch,…

3.4.4 Nhận diện những nhu cầu chi quan trọng nhưng chưa được quan tâm bố trí vốn hợp lý

Qua đánh giá, tổng hợp các nhu cầu chi chưa được giải quyết kịp thời ở các Sở, các đơn vị sử dụng NS và phân tích của mình, chúng tôi nhận thấy:

- Hệ thống thủy lợi chủ yếu tập trung đầu tư cho cây lúa, chưa đủ khả năng thực hiện đa chức năng, phục vụ cho các cây trồng khác, cho phòng chống cháy rừng. NSNN chỉ mới đảm bảo kinh phí cho hoạt động thường xuyên thiết yếu nhất cho phần lớn hoạt động của ngành nông nghiệp và phát triển nông thôn. Công tác khuyến nông, khuyến lâm, công tác duy tu bảo dưỡng các công trình thủy lợi còn cần kinh phí khá lớn.

Chi sự nghiệp thủy sản chưa đáp ứng kinh phí tăng cường cho hoạt động bảo vệ nguồn lợi thủy sản. Đầu tư cho bảo vệ môi trường, kiểm dịch, phòng chống dịch bệnh chưa cao.

- Thừa Thiên Huế có địa bàn phức tạp, chia cắt mạnh, qui hoạch các tuyến giao chưa hợp lý… nên nhu cầu vốn đầu tư cho phát triển giao thông là rất lớn. Thiếu kinh phí đầu tư hạ tầng giao thông nhằm mở rộng khai thác quỹ đất phục vụ phát triển sản xuất nông lâm nghiệp. Do thiên tai lũ lụt nên hạ tầng giao thông xuống cấp nhanh chóng làm chi phí duy tu bảo dưỡng phát sinh lớn.

- Công tác xã hội hóa còn yếu. Cán bộ có trình độ cao trong toàn hệ thống giáo dục còn ít. Cơ sở vật chất phục vụ cho đào tạo và nghiên cứu khoa học còn

thiếu và lạc hậu. Công tác đào tạo chưa theo kịp nhu cầu phát triển nguồn nhân lực cho sự nghiệp công nghiệp hóa, hiện đại hóa. Nhu cầu kinh phí tăng cường cơ sở vật chất cho ngành giáo dục và đào tạo nguồn nhân lực còn rất lớn. Vì vậy, trong những năm qua và dự kiến trong nhiều năm tới, kinh phí cho nhu cầu phát triển sự nghiệp giáo dục, đào tạo và y tế tiếp tục là bài toán nan giải đối với địa phương.

- Công tác cải cách hành chính đã có tiến bộ nhưng chưa đáp ứng được những đòi hỏi cấp thiết của phát triển kinh tế và cuộc sống. Việc tổ chức thực hiện cải cách hành chính theo cơ chế “một cửa” ở một số đơn vị hiệu quả chưa cao. Biên chế công chức hành chính còn khá lớn, nhất là cấp xã. Chi cho đoàn ra, đoàn vào, hội nghị, tiếp khách chiếm 18,2% chi quản lý hành chính là khá lớn, cần phải tiết kiệm.

- Hạ tầng các khu đô thị chưa được đầu tư đồng bộ, triển khai chậm; việc chỉnh trang ở vùng ven đô thị Huế chưa được quan tâm đúng mức, thiếu hệ thống xử lý nước thải, thoát nước đô thị đang gây ra nhiều ý kiến không đồng tình trong nhân dân.

Một phần của tài liệu Hoàn thiện công tác phân bổ ngân sách nhà nước Tỉnh Thừa Thiên Huế giai đoạn 2007 – 2010.doc (Trang 83 - 86)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(170 trang)
w