ĐỊNH HƯỚNG PHÂN BỔ NGÂN SÁCH NHÀ NƯỚC PHỤC VỤ NHIỆM VỤ PHÁT

Một phần của tài liệu Hoàn thiện công tác phân bổ ngân sách nhà nước Tỉnh Thừa Thiên Huế giai đoạn 2007 – 2010.doc (Trang 101 - 105)

4. KẾT CẤU CỦA LUẬN VĂN

4.3 ĐỊNH HƯỚNG PHÂN BỔ NGÂN SÁCH NHÀ NƯỚC PHỤC VỤ NHIỆM VỤ PHÁT

NHIỆM VỤ PHÁT TRIỂN KINH TẾ XÃ HỘI THỪA THIÊN HUẾ ĐẾN NĂM 2010

Trên cơ sở tiếp thu, nghiên cứu chính sách tài chính – NSNN của cả nước và yêu cầu đáp ứng nguồn lực thực hiện nhiệm vụ phát triển KTXH đến năm 2010, chúng tôi nhận thấy mục tiêu tài chính - NSNN trong những năm 2007 - 2010 phục vụ phát triển kinh tế và đảm bảo công bằng xã hội. Với quan điểm "lấy hiệu quả làm trọng để phát triển kinh tế, giải quyết các vấn đề xã hội, đảm bảo

công bằng, xóa đói giảm nghèo, tạo việc làm. Chính sách tài chính - ngân sách phải có tính chất mở đường khai phá thúc đẩy phát triển kinh tế, tạo thế và lực để chủ động hội nhập. Việc phân bổ NSNN theo mục đích ưu tiên phát triển ngành kinh tế phù hợp định hướng phát triển của tỉnh, cụ thể trong giai đoạn tới, năm 2006 - 2010 là dịch vụ, công nghiệp xây dựng, nông lâm thủy sản.

Từ mục tiêu tổng thể trên và nhằm thực hiện kế hoạch phát triển KTXH đến năm 2010 của tỉnh, quá trình phân bổ NSNN phải thực hiện theo định hướng sau:

(1) Góp phần đưa nhịp độ tăng trưởng kinh tế bình quân hàng năm đạt trên 15%/năm; đưa GDP năm 2010 bình quân trên 950 USD/người, trong đó tốc độ tăng giá trị gia tăng khu vực công nghiệp - xây dựng 20 - 21%; khu vực dịch vụ 13,5 - 14%; khu vực nông lâm ngư 4,5 - 5% [19, 29].

(2) Tổng vốn đầu tư toàn xã hội giai đoạn 2007 - 2010 phấn đấu khoảng 40.000 - 45.000 tỷ đồng, với tốc độ trung bình gần 33%/năm, chiếm 73% trên GDP. Vốn trong nước chiếm 73,5%, vốn nước ngoài chiếm 26,5% tổng vốn đầu tư (bao gồm vốn ODA, NGO, FDI...) [19, 29].

Nguồn vốn đầu tư dự kiến: Từ NSTW và NSĐP khoảng 17.200 tỉ đồng, chiếm tỉ trọng 38,2%; đầu tư bằng tín dụng nhà nước khoảng 11.060 tỉ đồng, chiếm tỉ trọng 24,6%; đầu tư của DNNN khoảng 3.100 tỉ đồng; khu vực dân cư, doanh nghiệp tư nhân đầu tư 1.745 tỉ đồng; đầu tư trực tiếp nước ngoài khoảng 11.920 tỉ đồng, chiếm tỉ trọng 26,5%.

- Chi thường xuyên chiếm khoảng 48% tổng chi NSNN, tăng bình quân 14-15% năm (bao gồm cả chi cải cách tiền lương). Trong cơ cấu chi thường xuyên khoảng 70% chi lương và có tính chất lương, 30% chi cho hoạt động, bảo trì, bảo dưỡng, chi đào tạo, chi khác…

Nâng tỉ trọng chi giáo dục - đào tạo và dạy nghề trong tổng chi NSNN đạt trên 25% (cả nước là trên 20%), tăng tỉ trọng chi khoa học công nghệ đạt 1,2 %, y

tế và các hoạt động xã hội là 9,5% (cả nước là 5,6%), chi cho nông nghiệp và nông thôn đạt gần 10% (cả nước 7,4%), tăng chi cho xóa đói, giảm nghèo, đảm bảo thực hiện cơ bản cải cách tiền lương [3, 30].

(3) Thực hiện gắn kết phân bổ NSNN với các mục tiêu của kế hoạch KTXH trong từng thời kỳ, trong khuôn khổ kế hoạch tài chính trung hạn. Thực hiện cơ cấu hợp lý và quản lý thống nhất giữa chi ĐTPT với chi thường xuyên, trong đó đảm bảo cơ cấu ưu tiên hợp lý cho ĐTPT và đảm bảo được các nhiệm vụ chi thường xuyên, nhất là chi cải cách tiền lương và duy tu bảo dưỡng...

(4) Duy trì mức tăng chi ĐTPT từ NSNN (trung ương và địa phương) giai đoạn 2007 - 2010 cao hơn mức tăng trưởng GDP và chiếm tỉ trọng bằng khoảng 38% tổng mức đầu tư toàn xã hội. Đây là nguồn vốn quan trọng có tính định hướng và thu hút các luồng đầu tư xã hội, đảm bảo tính đồng bộ và hợp lý trong cơ cấu đầu tư. Giai đoạn 2007 – 2010, ban hành và thực hiện nguyên tắc, tiêu chí bố trí và phân bổ vốn XDCB theo tiến độ thực hiện công trình, dự án; bãi bỏ việc duyệt, bố trí hàng năm theo niên độ NS trên cơ sở quyết định danh mục công trình của từng ngành, từng địa phương. Yêu cầu dành đủ vốn đầu tư XDCB hàng năm để bố trí cho công trình thuộc danh mục đã được quyết định đầu tư, chấm dứt tình trạng đầu tư phân tán, dàn trải, nợ XDCB.

Trong bố trí vốn đầu tư, tiếp tục ưu tiên tăng vốn đầu tư cho miền núi và các vùng, miền có khó khăn để chuyển dịch mạnh cơ cấu kinh tế, tránh tụt hậu so với các địa phương khác; bố trí tăng vốn hợp lý cho công tác quy hoạch, chuẩn bị đầu tư. Tạo cơ chế về tài chính cho phép nhà đầu tư trong nước và ngoài nước đầu tư không chỉ cho sản xuất kinh doanh mà cả hạ tầng KTXH. Tổ chức bán hoặc cho thuê quyền khai thác cơ sở hạ tầng quan trọng... để tái tạo nguồn vốn đầu tư cho NS và nâng cao hiệu quả sử dụng tài sản.

(5) Bố trí đủ kinh phí cho hệ thống quản lý nhà nước, đảm bảo an ninh quốc phòng. Phối hợp đồng bộ với các chính sách để thực hiện cải cách hành

chính, tinh giản bộ máy, trên cơ sở tách bạch quản lý nhà nước với quản lý kinh doanh và quản lý hoạt động của tổ chức sự nghiệp dịch vụ công. Đẩy mạnh thực hiện khoán chi hành chính, chuyển các khoản chi có tính chất dịch vụ như cung ứng vật phẩm văn phòng, phương tiện đi lại... sang thuê, mua theo hợp đồng để giảm chi phí, tăng hiệu quả sử dụng kinh phí NSNN.

Tiếp tục thực hiện cơ chế quản lý biên chế, quỹ lương cho phù hợp với tiến trình cải cách hành chính Nhà nước, nhằm tạo động lực, gắn quyền lợi và trách nhiệm trong thực hiện công vụ đối với công chức, đảm bảo cuộc sống của gia đình ở mức trung bình khá trong xã hội.

(6) Đối với NS phục vụ phát triển các sự nghiệp xã hội, trên cơ sở xác định rõ các nội dung phải chi thuộc trách nhiệm Nhà nước, thực hiện ưu tiên chi có chọn lọc, kiên quyết chuyển các nhiệm vụ không thuộc chức năng nhiệm vụ của Nhà nước hoặc những nhiệm vụ mà xã hội có thể đảm nhận sang các thành phần kinh tế khác và xã hội đảm nhiệm.

- Đảm bảo mức chi NS cho giáo dục - đào tạo hàng năm tăng lên và đạt mức trên 25% tổng chi NSNN vào năm 2010. Từng bước thực hiện cơ chế Nhà nước tập trung ưu tiên chi có chọn lọc cho giáo dục tiểu học, THCS đối với vùng núi khó khăn, người nghèo, các gia đình chính sách, một phần THPT. Hỗ trợ đào tạo nghề. Các đối tượng còn lại do người đi học đóng góp, tự đảm bảo chi phí học tập.

- Xác định rõ tỷ lệ bố trí chi NS hợp lý giữa khoa học cơ bản và khoa học ứng dụng. Khoa học ứng dụng tập trung đối với những nhiệm vụ thuộc khu vực nhà nước, nông thôn, miền núi và vấn đề môi trường. Phát triển thị trường khoa học công nghệ. Nhà nước, các doanh nghiệp, các tổ chức sẽ mua sản phẩm nghiên cứu theo các hợp đồng hoặc đơn đặt hàng.

- Đẩy mạnh xã hội hóa các sự nghiệp xã hội theo hướng NSNN chỉ chi cho các nhiệm vụ mà ngoài nhà nước, các thành phần kinh tế khác không đảm nhiệm

được (chi đào tạo nhân tài, chi cho người nghèo, chi cho đối tượng chính sách,...); các nhiệm vụ khác đối tượng được cung cấp dịch vụ phải cơ bản tự trang trải, Nhà nước chỉ hỗ trợ một phần. Xây dựng cơ chế tài chính khuyến khích các nhà đầu tư trong nước, ngoài nước mở rộng các hình thức liên doanh hoặc đầu tư trực tiếp để phát triển các cơ sở đào tạo đại học, dạy nghề, khám chữa bệnh... có chất lượng cao ở các thành phố, khu vực đô thị, khu vực kinh tế phát triển.

(7) Ưu tiên đầu tư NS thực hiện chương trình hành động quốc gia về xóa đói giảm nghèo; phấn đấu đến năm 2010 cơ bản không còn hộ đói, tỷ lệ hộ nghèo giảm còn không quá 10% số hộ theo tiêu chuẩn quốc tế, tỉ lệ trẻ em suy dinh dưỡng còn dưới 20%, tăng kinh phí cho chương trình nước sạch và vệ sinh môi trường nông thôn nâng tỉ lệ hộ sử dụng nước sạch đạt 95%, đảm bảo kinh phí chương trình dân số và kế hoạch hóa gia đình nhằm đạt tỉ lệ phát triển dân số tự nhiên còn 1,2% [38].

(8) Tiếp tục đổi mới thể chế quản lý NSNN theo hướng tiếp tục tăng cường phân cấp, tăng quyền hạn đi liền với trách nhiệm trong công tác quản lý NS các cấp, các đơn vị; thực hiện quản lý chặt chẽ, hiệu quả các nguồn lực tài chính cho ĐTPT KTXH; nâng cao tính trách nhiệm, tính minh bạch, công khai trong quản lý tài chính – NSNN [2].

Một phần của tài liệu Hoàn thiện công tác phân bổ ngân sách nhà nước Tỉnh Thừa Thiên Huế giai đoạn 2007 – 2010.doc (Trang 101 - 105)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(170 trang)
w