Vốn đầu tư phát triển

Một phần của tài liệu Hoàn thiện công tác phân bổ ngân sách nhà nước Tỉnh Thừa Thiên Huế giai đoạn 2007 – 2010.doc (Trang 63 - 65)

4. KẾT CẤU CỦA LUẬN VĂN

3.2.2.2.1 Vốn đầu tư phát triển

- Về nguyên tắc, kế hoạch KTXH 5 năm và hàng năm đã được HĐND tỉnh thông qua, trong đó qui định một số chương trình trọng điểm, mục tiêu phải hoàn thành, qui hoạch phát triển các ngành... đã được duyệt phải được xem là căn cứ định hướng quan trọng làm căn cứ phân bổ vốn ĐTPT. Tuy nhiên, do kế hoạch KTXH giai đoạn 2001 – 2005 của tỉnh còn thiếu cụ thể, chưa xác định rõ các nhiệm vụ, chương trình, công trình đầu tư lớn phải ưu tiên đầu tư; hơn nữa do việc lập kế hoạch theo cơ chế cũ nên chưa gắn liền việc xây dựng kế hoạch với nguồn lực có tính khả thi. Thực tế cho thấy huy động vốn từ nguồn NSTW và NSĐP cho đầu tư không vượt kế hoạch trong khi nguồn vốn nước ngoài không đạt mức huy động dự kiến đã tác động không tốt đến việc thực hiện kế hoạch đề ra. Ngoài ra, nhiệm vụ cụ thể về phát triển KTXH hàng năm được Tỉnh ủy, HĐND tỉnh thông qua cùng lúc với việc lập dự toán nên khó có thể phối hợp làm căn cứ lập dự toán [28, 29].

- Qua tìm hiểu, khảo sát thực tế căn cứ lập dự toán chi ĐTPT ở Sở Kế hoạch và Đầu tư và một số Phòng Tài chính Kế hoạch huyện nhận thấy việc lập dự toán chủ yếu căn cứ vào kế hoạch phân kỳ được ghi trong quyết định đầu tư của từng công trình, dự án được cấp có thẩm quyền phê duyệt và khả năng vốn NSNN hàng năm (vốn XDCB tập trung, vốn đầu tư NSTW cấp theo mục tiêu và vốn hỗ trợ đầu tư các công trình do Trung ương quản lý trên địa bàn).

- Nhiều căn cứ lập dự toán khác như ý kiến đề nghị của Sở quản lý ngành, chủ đầu tư, khả năng huy động các nguồn vốn ngoài NSNN như vốn viện trợ, nguồn vốn huy động thông qua chính sách xã hội hóa, vốn vay đầu tư... chưa được chú trọng nghiên cứu, tham khảo đúng mức.

3.2.2.2.2 Chi thường xuyên

Phần lớn các cơ quan hành chính, Đảng, các đoàn thể cấp tỉnh lập dự toán theo định mức phân bổ chi thường xuyên do HĐND cấp tỉnh quyết định trên cơ sở khả năng cân đối NS và các chế độ, chính sách chi tiêu hiện hành; nhu cầu chi hợp pháp, hợp lý theo dự toán để mua TSCĐ có giá trị lớn, kinh phí sửa chữa TSCĐ mà kinh phí thường xuyên không đáp ứng được; kinh phí trang cấp trang thiết bị và phương tiện làm việc; kinh phí thực hiện các nhiệm vụ đột xuất được cấp có thẩm quyền giao; kinh phí tinh giản biên chế; kinh phí thực hiện các chương trình mục tiêu quốc gia; kinh phí nghiên cứu khoa học,… Các cơ quan hành chính huyện, xã lập dự toán chi hành theo định mức do HĐND, UBND huyện tự xây dựng.

b. Chi sự nghiệp

Theo qui định chung, việc lập dự toán chi sự nghiệp căn cứ vào nguồn thu sự nghiệp, thu từ hoạt động sản xuất kinh doanh của đơn vị; định mức chi sự nghiệp theo tính chất hoạt động của từng ngành như chi phí duy tu, bảo dưỡng đường đường giao thông/km; chi phí công tác vệ sinh môi trường/m2...; các chế độ chính sách về phụ cấp, trang cấp, tiêu hao vật tư… theo đặc thù của từng ngành; qui hoạch, kế hoạch nhiệm vụ phát triển sự nghiệp của từng ngành, lĩnh vực đã được cấp có thẩm quyền phê duyệt.

Tuy nhiên, qua khảo sát cho thấy nguồn thu sự nghiệp của một số đơn vị sự nghiệp công trong lĩnh vực kinh tế thiếu ổn định; nhiều định mức chi sự nghiệp thuộc thẩm quyền của các Bộ và HĐND, UBND tỉnh ban hành trong các lĩnh vực giáo dục, đào tạo nghề cho người lao động, đào tạo vận động viên thể thao, chi trong lĩnh vực y tế, văn hóa, chi cho việc lập các dự án công nghệ thông tin, xúc tiến đầu tư,...chậm được ban hành hoặc bổ sung sửa đổi. Hơn nữa, chi cho các hoạt động sự nghiệp là hết sức lớn và đa dạng, qui mô và nhiệm vụ chi còn phụ thuộc nhiều vào chính sách của Trung ương và địa

phương trong từng thời kỳ... đã trở thành một khó khăn lớn trong quá trình lập dự toán chi đối với các đơn vị sự nghiệp.

Một phần của tài liệu Hoàn thiện công tác phân bổ ngân sách nhà nước Tỉnh Thừa Thiên Huế giai đoạn 2007 – 2010.doc (Trang 63 - 65)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(170 trang)
w