Khu vực dịch vụ

Một phần của tài liệu Hoàn thiện công tác phân bổ ngân sách nhà nước Tỉnh Thừa Thiên Huế giai đoạn 2007 – 2010.doc (Trang 91 - 94)

4. KẾT CẤU CỦA LUẬN VĂN

3.5.3 Khu vực dịch vụ

Tổng chi NSNN địa phương cho khu vực dịch vụ giai đoạn 2001 - 2006 là 7.368 tỷ đồng, bình quân mỗi năm đạt 1.288 tỷ đồng; đây là khu vực NSNN tập trung chi cao nhất, chiếm tỷ trọng 88,1% so với tổng số. Góp phần vào tăng trưởng của khu vực dịch vụ bình quân giai đoạn này là 9,5%/năm, đóng góp bình quân hàng năm 4,2% vào tăng trưởng kinh tế chung toàn tỉnh.

Căn cứ vào tính chất hoạt động của các ngành kinh tế có thể chia khu vực này thành 2 nhóm ngành cơ bản. Nhóm ngành thứ nhất bao gồm những ngành hoạt động mang tính chất thị trường như thương nghiệp, khách sạn nhà hàng, giao thông vận tải và thông tin liên lạc,… Nhóm ngành thứ hai bao gồm các ngành hoạt động sự nghiệp như giáo dục, y tế, văn hóa thể dục thể thao, và hoạt động dịch vụ hành chính công.

Trên cơ sở phân nhóm ngành như vậy, chúng tôi nhận thấy rằng trong nhóm ngành thứ nhất chi NSNN tập trung chủ yếu cho ngành giao thông vận tải giai đoạn 2001 - 2006 đạt 990,1 tỷ đồng, tăng bình quân hàng năm 14,2%. Tốc độ tăng trưởng bình quân hàng năm đạt 15%/năm, cao hơn mức tăng trưởng bình quân của khu vực dịch vụ và mức tăng chung của nền kinh tế. Chi cho lĩnh vực này đã đáp ứng một phần nhu cầu mở mang hệ thống giao thông phục vụ phát triển KTXH. Cơ sở hạ tầng giao thông được phát triển khá mạnh ở đô thị và nông thôn. Đã đầu tư nâng cấp và xây dựng mới các trục đường chính: mở rộng cửa

ngõ Bắc – Nam, xây mới các tuyến vành đai thành phố, các tuyến giao thông nội thị, đường Tự Đức - Thuỷ Dương, Cảng Chân Mây, Cảng cá Thuận An, các cầu Chợ Dinh, Trường Hà, Hòa Xuân, mở cửa khẩu Hồng Vân – Cu Tai, A Đớt – Tà Vàng,… [38].

Riêng chi cho hoạt động nghiên cứu triển khai và ứng dụng công nghệ thông tin có bước phát triển khá, tổ chức nhiều lớp đào tạo cho đội ngũ cán bộ, công nhân viên trong các cơ quan quản lý và các doanh nghiệp; hình thành đội ngũ lập trình viên và kỹ thuật viên mạng máy vi tính. Nhiều đơn vị đã ứng dụng công nghệ thông tin trong công tác điều hành và quản lý đáp ứng nhu cầu phục vụ ngày càng tốt hơn trong việc giải quyết công việc một cách nhanh chóng và hiệu quả. Ngoài ra, trong ngành này còn có lĩnh vực thông tin liên lạc và công nghệ thông tin phát triển nhanh chóng đáp ứng nhu cầu thông tin cho nhân dân; từ 6,8 máy điện thoại cố định/100 dân năm 2001 đã tăng lên 10 máy/100 dân năm 2006.

Chi NSNN cho ngành thương mại giai đoạn này là 39,6 tỷ đồng, giảm bình quân hàng năm 36%. Song giá trị tăng thêm ngành thương nghiệp chiếm tỷ trọng khá cao là 19% trong khu vực dịch vụ; đạt mức tăng bình quân 6,1%/năm, đóng góp bình quân hàng năm 0,8% vào tăng trưởng chung của nền kinh tế. Điều này cho thấy tuy NSNN chi cho ngành này giảm dần, nhưng với sự huy động và đầu tư kinh doanh của toàn xã hội đã thúc đẩy sự phát triển bền vững của ngành này, tập trung chủ yếu ở thành phần kinh tế cá thể và kinh tế tư nhân với mạng lưới cung cấp hàng hóa và dịch vụ phong phú và đa dạng đáp ứng nhu cầu tiêu dùng ngày càng tăng của nhân dân. Số liệu điều tra thống kê cơ sở kinh doanh cá thể 1/7/2001 là 13.514 cơ sở, đến năm 2006 đã tăng lên 24.764 cơ sở.

Ngành du lịch có mức chi NSNN 41,5 tỷ đồng, tăng bình quân hàng năm 28,6%/năm, chủ yếu tập trung cho hỗ trợ đầu tư cơ sở hạ tầng dịch vụ du lịch ở các điểm du lịch như vườn quốc gia Bạch Mã, khu du lịch Lăng Cô, khu vui chơi giải trí Thiên An - Thủy Tiên,… công tác tuyên truyền, quảng bá, xúc tiến mở

rộng thị trường, đón tiếp du khách. Hỗ trợ xúc tiến các hoạt động du lịch với nhiều hình thức như du lịch nhà vườn, du lịch sinh thái,… Tốc độ tăng trưởng bình quân hàng năm ngành du lịch trong giai đoạn này đạt cao 17,2%/năm, đóng góp bình quân 0,9%/năm vào tăng trưởng chung của nền kinh tế. Có được sự tăng trưởng cao như vậy là nhờ thu hút đầu tư của các thành phần kinh tế tư nhân và cá thể vào lĩnh vực này. Vào thời điểm điều tra thống kê 1/7/2001 số lượng cơ sở kinh doanh khách sạn nhà hàng cá thể là 2859 cơ sở, tăng lên 6.718 vào năm 2006. Chi NSNN cho dịch vụ du lịch về lâu dài cần theo hướng hỗ trợ phát triển mang tính chuyên nghiệp, xây dựng thương hiệu, quảng bá hình ảnh của Cố đô Huế với du khách trong và ngoài nước.

Trong nhóm ngành thứ hai của khu vực dịch vụ chi NSNN chiếm tỷ trọng khá cao tập trung chủ yếu vào các ngành hoạt động từ nguồn NSNN cấp hàng năm. Chi NSNN đã cơ bản đáp ứng những nhu cầu cấp thiết phục vụ cho công tác giáo dục, tăng cường cơ sở vật chất và nâng cao chất lượng dạy và học, đã xây dựng hệ thống bệnh viện, trạm y tế, tăng mức trợ cấp cho người có công và đối tượng xã hội, công tác khám chữa bệnh ngày càng tốt hơn... Chi NSNN cho các ngành này phần tiền công, tiền lương chiếm tỷ trọng khá lớn, đây lại là yếu tố cơ bản của giá trị tăng thêm, vì vậy việc cấp NSNN cho các ngành này góp phần ổn định mức tăng trưởng chung của khu vực dịch vụ và của nền kinh tế.

Sự phát triển về dịch vụ giáo dục và y tế của thành phần kinh tế tư nhân góp phần đáp ứng nhu cầu học tập và khám chữa bệnh của nhân dân, đóng góp vào tăng trưởng của khu vực dịch vụ. Thúc đẩy hai loại hình dịch vụ giáo dục và y tế ngoài nhà nước phát triển sẽ huy động được nguồn đầu tư của các thành phần kinh tế, giảm bớt gánh nặng cho NS nhà nước.

như trên sẽ giúp chúng tôi có thêm căn cứ định lượng rõ hơn quá trình phân bổ NSNN đến năm 2010 ở chương 4.

Một phần của tài liệu Hoàn thiện công tác phân bổ ngân sách nhà nước Tỉnh Thừa Thiên Huế giai đoạn 2007 – 2010.doc (Trang 91 - 94)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(170 trang)
w