Phương pháp xây dựng định mức phân bổ ngân sách

Một phần của tài liệu Hoàn thiện công tác phân bổ ngân sách nhà nước Tỉnh Thừa Thiên Huế giai đoạn 2007 – 2010.doc (Trang 115 - 118)

4. KẾT CẤU CỦA LUẬN VĂN

4.4.2.2 Phương pháp xây dựng định mức phân bổ ngân sách

Bước 1: Xác định nguồn thu NSNN tỉnh

- Thu từ các khoản thu NSĐP được hưởng 100% (bao gồm cả NS tỉnh, huyện, xã);

- Thu bổ sung cân đối NS từ NSTW: gồm thu bổ sung cân đối NS và thu bổ sung theo mục tiêu.

Bước 2: Phân bổ NS cho các lĩnh vực

Việc phân bổ chi thường xuyên cho các lĩnh vực căn cứ vào: - Tổng nguồn thu NSNN được xác định ở bước 1;

- Các giới hạn tối thiểu về mức chi bắt buộc đối với lĩnh vực giáo dục-đào tạo, khoa học công nghệ... theo qui định của Chính phủ; chiến lược và các ưu tiên phát triển KTXH của địa phương; chế độ, định mức chi tiêu; các nhiệm vụ chi mang tính đặc thù;

- Đánh giá việc sử dụng NS năm báo cáo (thông qua báo cáo kiểm toán, kết quả kiểm tra phê duyệt quyết toán NS hàng năm của cấp có thẩm quyền, báo cáo tổng kết ngành…).

Kết quả của bước 2 chính là tổng mức NS phân bổ đối với từng lĩnh vực cho tất cả NS các cấp. Việc phân bổ chi NS theo lĩnh vực giữa NS tỉnh với NS huyện (gồm có NS xã) cần dựa vào thực tế cơ cấu phân bổ theo cấp trong những năm vừa qua và nhu cầu nhiệm vụ theo phân cấp quản lý KTXH của mỗi cấp trong từng thời kỳ.

Định mức phân bổ NS được xác định ở các bước tiếp theo chính là cơ sở để thực hiện phân bổ NS cho từng lĩnh vực được xác định ở bước 2 cho từng cấp NS (tỉnh, huyện, xã).

Bước 3: Xác định nhu cầu thực tương đối cho từng huyện.

Vấn đề cốt lõi ở đây là xác định đối tượng thụ hưởng dịch vụ, tiêu chí phân bổ và đặc thù về chi phí cung cấp dịch vụ, khả năng xã hội hóa của từng cấp.

Trước hết, cần xác định nhu cầu chi “thực” chuẩn cho một đối tượng nhất định. Sau đó, tính chuyển cho các đối tượng khác của cùng một lĩnh vực về đối tượng chuẩn theo một hệ số nhất định cho từng địa phương.

+ Đối với lĩnh vực giáo dục - đào tạo

Đối tượng thụ hưởng dịch vụ giáo dục - đào tạo chính là học sinh nên tiêu chí phân bổ cũng được xác định là học sinh.

Tuy nhiên, đối với từng huyện, cơ cấu học sinh (mầm non, tiểu học, THCS...) không như nhau và việc cung cấp dịch vụ giáo dục cũng rất khác nhau giữa các cấp bậc giáo dục này. Do đó, nên tính chuyển về cùng một cấp bậc theo hệ số phù hợp. Hệ số này có thể được tính toán dựa trên mức chi thực tế hợp lý đã thực hiện và trên cơ sở các định mức kỹ thuật của các cơ quan quản lý chuyên ngành (các chuẩn về giáo dục do Bộ Giáo dục và Đào tạo ban hành, hoặc sử dụng hệ số quy đổi về chuẩn học sinh phổ thông trung học). Số học sinh quy đổi được tính toán bằng tích giữa số học sinh của bậc học nhân với hệ số quy đổi tương ứng (Ví dụ: chi phí giáo dục học sinh mầm non được quy đổi ra chi phí cho học sinh trung học theo một hệ số nhất định).

Hệ số chi phí: có rất nhiều nhân tố ảnh hưởng tới những khác biệt về chi phí tương đối của ngành giáo dục đào tạo giữa các huyện khác nhau. Song, với điều kiện về trình độ cũng như cơ sở dữ liệu và phương pháp tính toán hiện nay chưa cho phép tính toán chi tiết và đầy đủ các yếu tố này khi xây dựng ĐMPBNS cho các huyện.

+ Đối với lĩnh vực quản lý hành chính

Đối tượng thụ hưởng là người dân, nhưng tiêu chí phân bổ theo chúng tôi khảo sát ở các địa phương và đánh giá của các chuyên gia thì nên là số lượng biên chế cán bộ công chức trong các đơn vị hành chính kết hợp với dân số của từng huyện và dân số bình quân của một xã trong huyện.

Việc phân bổ NS như trên vừa phù hợp và đảm bảo kinh phí hoạt động cho các huyện có qui mô dân số lớn cũng như các đơn vị quản lý hành chính có nhiều biên chế. Đồng thời đảm bảo các điều kiện tài chính cần thiết cho các huyện có

quy mô dân số quá thấp.

Phân bổ NS theo biên chế có nhược điểm là hạn chế động lực thúc đẩy cải cách hành chính nên định mức cần lập theo hướng giảm dần, tỷ lệ nghịch với việc tăng số lượng biên chế.

Bước 4: Xác định định mức phân bổ NS cho các đơn vị

Định mức phân bổ NS sẽ bằng tổng mức NS phân bổ theo lĩnh vực được xác định ở bước 2 chia cho tổng nhu cầu thực của lĩnh vực tương ứng được xác định ở bước 3. Công thức như sau:

Tổng mức ngân sách phân bổ cho lĩnh vực j (toàn tỉnh) Tổng nhu cầu thực của lĩnh vực j (toàn tỉnh)

Việc tính dự toán NS theo từng đơn vị (hoặc ngành) thuộc tỉnh được xác định bằng định mức đã tính toán nêu trên nhân với tổng nhu cầu thực của từng đơn vị (hoặc ngành). Việc phân bổ NS cấp huyện, trên cơ sở tổng mức NS theo định mức này, tiến hành phân bổ cho NS cấp xã theo lôgíc tương tự và theo thực tế phân cấp quản lý NS trong phạm vi thẩm quyền và nhiệm vụ của cấp xã.

Một phần của tài liệu Hoàn thiện công tác phân bổ ngân sách nhà nước Tỉnh Thừa Thiên Huế giai đoạn 2007 – 2010.doc (Trang 115 - 118)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(170 trang)
w