Công tác phân bổ chi thường xuyên ngân sách nhà nước

Một phần của tài liệu Hoàn thiện công tác phân bổ ngân sách nhà nước Tỉnh Thừa Thiên Huế giai đoạn 2007 – 2010.doc (Trang 114 - 115)

4. KẾT CẤU CỦA LUẬN VĂN

4.4.2 Công tác phân bổ chi thường xuyên ngân sách nhà nước

4.2.2.1 Hoàn thiện việc xây dựng các nguyên tắc phân bổ

Từ những tồn tại của hệ thống ĐMPBNS chi thường xuyên như đã đề cập ở Chương 3; tiến đến phân bổ NSNN theo đầu ra, kết quả ở Chương 1 và định hướng về cơ cấu phân bổ NSNN như trên, chúng tôi nhận thấy các nguyên tắc xây

dựng định mức cần như sau:

- Đảm bảo hiệu quả và công bằng trong chi tiêu; tạo ra các động cơ đúng đắn trong việc sử dụng NSNN đối với các cơ quan, đơn vị [33].

- Phát huy được tác dụng đòn bẩy tích cực của công cụ phân bổ NS. ĐMPBNS phải có tác dụng thúc đẩy hoặc hạn chế sự phát triển của các lĩnh vực cần được ưu tiên phát triển hoặc cần phải hạn chế [20].

- Tiêu chí phân bổ phải hướng đến việc sử dụng NS gắn với đầu ra, kết quả (tỉ lệ học sinh, số dân hưởng được dịch vụ, tỉ lệ hộ nghèo, mức độ đảm bảo về an ninh…).

- ĐMPBNS phải phù hợp với khả năng NS và khả năng quản lý, kiểm soát của các cơ quan quản lý nhà nước. Có tính đến những thay đổi cơ chế, chính sách làm thay đổi nguồn thu và nhu cầu chi. ĐMPBNS phải được điều chỉnh định kỳ, theo công thức, có tính đến tốc độ trượt giá và sự phát triển KTXH, có hệ số điều chỉnh phù hợp theo từng vùng kinh tế hoặc từng địa phương và tính đến những nhiệm vụ mang tính đặc thù về văn hóa, xã hội, an ninh, quốc phòng…

- Thúc đẩy tiết kiệm, chống lãng phí, cải cách hành chính, nâng cao chất lượng dịch vụ công; sử dụng có hiệu quả NS nhà nước; góp phần đổi mới quản lý tài chính trong khu vực sự nghiệp công; khuyến khích xã hội hóa, huy động các nguồn lực để phát triển KTXH của tỉnh.

Một phần của tài liệu Hoàn thiện công tác phân bổ ngân sách nhà nước Tỉnh Thừa Thiên Huế giai đoạn 2007 – 2010.doc (Trang 114 - 115)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(170 trang)
w