Khu vực công nghiệp xây dựng

Một phần của tài liệu Hoàn thiện công tác phân bổ ngân sách nhà nước Tỉnh Thừa Thiên Huế giai đoạn 2007 – 2010.doc (Trang 90 - 91)

4. KẾT CẤU CỦA LUẬN VĂN

3.5.2 Khu vực công nghiệp xây dựng

Chi NSNN cho khu vực này trong giai đoạn 2001 - 2006 là 324,6 tỷ đồng, chỉ chiếm tỷ trọng 3,9% so với tổng số, bình quân mỗi năm 54,1 tỷ đồng, tăng bình quân hàng năm 16,4%; tập trung chủ yếu là tăng chi ngành xây dựng đạt 157,5 tỷ đồng, do hoạt động xây dựng phát triển nhanh trong những năm gần đây. Chi cho các ngành công nghiệp giảm hàng năm là 15,4%, chủ yếu là do giảm việc đầu tư hệ thống truyền tải điện nông thôn… Hơn nữa, trong thời gian qua, nhà nước thực hiện giảm dần việc cấp vốn kinh doanh cho các DNNN hoạt động trong lĩnh vực này.

Kết quả tính toán từ số liệu thống kê cho thấy khu vực công nghiệp xây dựng đạt tốc độ tăng trưởng bình quân hàng năm trong giai đoạn 2001 - 2006 là 15,3%/năm, đạt cao nhất trong cả 3 khu vực kinh tế, cao hơn mức bình quân chung của toàn tỉnh; đóng góp bình quân hàng năm là 5,3% vào tăng trưởng chung của nền kinh tế toàn tỉnh. Đạt được kết quả này là do các sản phẩm công nghiệp chủ lực của tỉnh như bia Huda, xi măng, may mặc, quặng khai thác các loại, các sản phẩm công nghiệp khác sản xuất và tiêu thụ mạnh trong giai đoạn này, do đầu tư của giai đoạn trước cũng như việc nâng cao năng lực sản xuất mang lại và sự phát triển nhanh chóng của thành phần kinh tế tư nhân trong khu vực kinh tế này.

Kết quả điều tra doanh nghiệp ngoài nhà nước của ngành thống kê năm 2001 là 438 đơn vị, đã tăng lên 1050 đơn vị năm 2006. Sự tăng lên nhanh chóng về số lượng và đa dạng về ngành nghề hoạt động đã góp phần rất lớn thúc đẩy tăng trưởng cao của khu vực này. Điều đó khẳng định tuy đầu tư của NS giảm qua các năm, song việc thay đổi chủ trương về sản xuất kinh doanh đã huy động sự tham gia đầu tư của toàn xã hội, nhất là khu vực sản xuất kinh doanh có lợi nhuận

hấp dẫn nhà đầu tư, thúc đẩy tăng trưởng kinh tế, đóng góp nghĩa vụ thuế cho nhà nước, giải quyết các vấn đề xã hội khác như đào tạo nghề, giải quyết việc làm...

Nguồn NSNN tập trung chủ yếu cho xây dựng hạ tầng khu công nghiệp, các cụm tiểu thủ công nghiệp và làng nghề, các chương trình khuyến công, đầu tư làng nghề và thực hiện chính sách khuyến khích, hỗ trợ các cơ sở sản xuất hàng thủ công mỹ nghệ, ngành nghề truyền thống cần được khôi phục và phát triển sau nhiều năm ít được quan tâm đầu tư.

Một phần của tài liệu Hoàn thiện công tác phân bổ ngân sách nhà nước Tỉnh Thừa Thiên Huế giai đoạn 2007 – 2010.doc (Trang 90 - 91)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(170 trang)
w