Những ưu tiên phân bổ vốn đầu tư phát triển của ngân sách tỉnh

Một phần của tài liệu Hoàn thiện công tác phân bổ ngân sách nhà nước Tỉnh Thừa Thiên Huế giai đoạn 2007 – 2010.doc (Trang 106 - 109)

4. KẾT CẤU CỦA LUẬN VĂN

4.4.1.1.2 Những ưu tiên phân bổ vốn đầu tư phát triển của ngân sách tỉnh

Để phát huy hiệu quả sử dụng vốn ĐTPT và tiếp tục khắc phục tình trạng đầu tư dàn trải, qua nghiên cứu các dự án, công trình, mục tiêu phải đầu tư theo kế hoạch chi tiết phát triển KTXH đến năm 2010 và kế hoạch hàng năm, nhận thấy

trong quá trình phân bổ phải ưu tiên đảm bảo vốn cho các nhiệm vụ sau:

a. Thực hiện chương trình trọng điểm

Tập trung đầu tư vào các chương trình trọng điểm; trong từng chương trình lựa chọn công trình cấp thiết, phù hợp với khả năng bố trí của NSNN để đầu tư dứt điểm, sớm phát huy hiệu quả, cụ thể:

- Chương trình phát triển dịch vụ.

- Chương trình xây dựng khu kinh tế Chân Mây - Lăng Cô.

- Chương trình phát triển đô thị (trong đó, tập trung xây dựng thành phố Huế xứng đáng đô thị loại I).

- Chương trình xây dựng thủy lợi và thủy điện (trong đó, tập trung xây dựng hồ Tả Trạch và các nhà máy thủy điện).

- Chương trình phát triển khoa học - công nghệ và đào tạo nguồn nhân lực. - Chương trình xây dựng nông thôn mới.

Trong từng chương trình trọng điểm, ưu tiên vốn cho đầu tư hạ tầng kinh tế phục vụ trực tiếp cho phát triển sản xuất kinh doanh, góp phần thu hút vốn đầu tư trong và ngoài nước, các công trình phúc lợi xã hội bức xúc.

Từng Sở, ngành phải có kế hoạch làm việc với từng Bộ quản lý chương trình để đảm bảo sự phù hợp giữa chỉ tiêu dự toán trung ương giao với nhu cầu thực tế của địa phương. Đảm bảo phân bổ vốn CTMTQG, vốn XDCB NSTW bổ sung có mục tiêu theo đúng định hướng, mục tiêu Chính phủ, Bộ Tài chính, Bộ Kế hoạch và Đầu tư giao cho địa phương.

b. Ưu tiên vốn cho các công trình có qui mô vừa, phục vụ trực tiếp cho cộng đồng

nhân dân thông qua các báo cáo tổng hợp ý kiến cử tri của HĐND tỉnh, nhận thấy nhu cầu đầu tư các công trình có qui mô vừa và nhỏ để sớm phát huy ngày hiệu quả KTXH và phù hợp với khả năng nguồn vốn còn hạn chế của NSNN là rất lớn. Vì vậy, ngoài đảm bảo vốn các dự án lớn, cần quan tâm kinh phí để:

- Nâng cấp đường giao thông có mật độ sử dụng lớn trong đô thị; bê tông hóa đường giao thông nông thôn ở các khu vực đông dân cư, vùng thường xuyên chịu tác động của bão lụt.

- Xây dựng chợ nông thôn, trạm xá xã, thủy lợi nhỏ, hỗ trợ đầu tư trường mầm non, nhà trẻ ở vùng nông thôn có thu nhập thấp.

c. Tăng mức vốn cho công tác qui hoạch, lập kế hoạch

- Đảm bảo đủ vốn để thực sự nâng cao chất lượng công tác qui hoạch - kế hoạch phát triển ngành và lãnh thổ - có thể tăng nhiều lần vốn cho công tác qui hoạch phát triển.

- Bố trí tăng vốn thực hiện điều tra cơ bản, điều tra tài nguyên khoáng sản... phục vụ tốt cho công tác qui hoạch, xúc tiến lập dự án đầu tư [41].

d. Nguồn vốn từ Quỹ nhà và đất

- Rút kinh nghiệm trong công tác đầu tư đổi đất lấy hạ tầng đã được khẳng định ở các tỉnh, thành phố trong cả nước, chúng tôi cho rằng cần ưu tiên phân bổ vốn để tập trung xây dựng đồng bộ, hoàn chỉnh hạ tầng ở những khu vực có điều kiện chuyển nhượng, làm tăng giá trị sử dụng của đất để có quỹ đất chuyển nhượng thu tiền sử dụng đất và đất bồi thường giải phóng mặt bằng.

- Tích cực triển khai đấu giá quỹ đất, quỹ nhà công vụ, nhà ở khu vực trung tâm thành phố Huế, có giá trị thương mại để có nguồn vốn đầu tư xây dựng kết cấu hạ tầng các khu đô thị [37].

e. Đẩy mạnh xã hội hóa tạo chuyển biến cơ bản nhằm thu hút vốn đầu tư trong các lĩnh vực văn hóa - xã hội

Chủ trương xã hội hóa của Đảng và nhà nước ta đã được khẳng định về mặt lý luận và thực tiễn. Về mặt tài chính là nhằm huy động thêm nguồn vốn ngoài NS để cùng với nhà nước tăng nhanh đầu tư cho một số lĩnh vực văn hóa xã hội. Thông qua đó, nhà nước cơ cấu lại việc phân bổ vốn đầu tư theo ngành. Vì vậy cần:

- Xây dựng lộ trình chuyển đổi ngay một số đơn vị sự nghiệp công lập thuộc các ngành giáo dục, đào tạo, văn hóa, thể dục thể thao, y tế sang ngoài công

Một phần của tài liệu Hoàn thiện công tác phân bổ ngân sách nhà nước Tỉnh Thừa Thiên Huế giai đoạn 2007 – 2010.doc (Trang 106 - 109)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(170 trang)
w