Những bất cập, tồn tại

Một phần của tài liệu Hoàn thiện công tác phân bổ ngân sách nhà nước Tỉnh Thừa Thiên Huế giai đoạn 2007 – 2010.doc (Trang 78 - 80)

4. KẾT CẤU CỦA LUẬN VĂN

3.4.1.1.2 Những bất cập, tồn tại

Tuy đạt được những kết quả tương đối khả quan nêu trên, thực trạng công tác phân bổ NSNN cho ĐTPT đối chiếu với các qui định quản lý vốn đầu tư hiện

hành, theo chúng tôi vẫn còn nhiều bất cập, hạn chế do nhiều nguyên nhân cần phải sớm khắc phục nhằm góp phần nâng cao hiệu quả sử dụng NSNN.

- Tổng mức vốn đầu tư từ nguồn NSNN còn hạn chế (chiếm 24,1% tổng mức đầu tư toàn xã hội). Ngân sách tỉnh vay đầu tư còn lớn (dư nợ vay đầu tư bằng 1,2 lần vốn XDCB hàng năm của NSĐP, vượt 4 lần so với qui định của Luật NSNN).

- Do kế hoạch KTXH giai đoạn 2001 - 2006 còn thiếu cụ thể, chưa gắn chặt kế hoạch với tác động thị trường, chưa cân đối được nguồn lực một cách vững chắc nên việc phân bổ vốn chủ yếu theo kế hoạch của từng công trình, dự án mà chưa tính đến sự phù hợp qui hoạch, định hướng kế hoạch phát triển KTXH 5 năm và hàng năm của tỉnh đã được phê duyệt.

- Chưa xây dựng được cơ cấu phân bổ vốn đầu tư của NSNN tỉnh trong dài hạn một cách hiệu quả; chưa có tiêu chí định mức phân bổ vốn đầu tư theo lãnh thổ, định hướng phân bổ theo ngành chưa rõ ràng.

- Thiếu vốn cho việc đầu tư đồng bộ một số chương trình, công trình cơ sở hạ tầng chủ lực, cấp thiết phục vụ đẩy nhanh phát triển KTXH của tỉnh, nhất là hạ tầng phục vụ phát triển dịch vụ và du lịch, công nghệ thông tin và phụ trợ.

- Chưa quan tâm bố trí vốn đầu tư nhằm hỗ trợ thực hiện mạnh mẽ chính sách xã hội hóa các lĩnh vực giáo dục, y tế, thể dục thể thao… NSNN tiếp tục đầu tư ở một số lĩnh vực y tế, giáo dục, văn hóa mà trên thực tế có thể huy động nguồn vốn đầu tư khác.

- Có gần 42% công trình nhóm C bố trí vốn thanh toán trên 2 năm, trên 185 công trình nhóm C đã hoàn thành đưa vào sử dụng trên 1 năm nhưng chưa có đủ vốn thanh toán; phần lớn các công trình giao thông lớn nội đô thị mới bố trí được vốn bồi thường giải phóng mặt bằng nhưng đã triển khai đầu tư,... đã cho thấy việc phân bổ vốn đầu tư dàn trải chậm được khắc phục, quá trình đầu tư kéo dài nên hiệu quả sử dụng vốn còn thấp. Nhiều dự án đầu tư đã được phê duyệt nhưng

vượt quá khả năng bố trí vốn của NSĐP nên chậm được triển khai hoặc triển khai kéo dài.

- Chưa xác định rõ cơ quan đầu mối làm nhiệm vụ lồng ghép các nguồn vốn (vốn NSTW, NSĐP, vốn tài trợ…) để đầu tư hoàn chỉnh các dự án, nhất là các dự án thuộc chương trình xóa đói giảm nghèo, hạ tầng đô thị... của các ngành, các cấp chưa được quan tâm đã ảnh hưởng không tốt đến hiệu quả sử dụng vốn đầu tư.

- Các cơ quan tham mưu phân bổ vốn đầu tư chưa làm tốt công tác chuẩn bị số liệu, tình hình, các chỉ tiêu KTXH, thuyết minh tính hiệu quả, tính cấp thiết nhằm tham mưu cho HĐND và UBND tỉnh quyết định việc phân bổ vốn đầu tư. Chưa thực sự coi trọng việc nghiên cứu chuẩn bị đầu tư và đánh giá hiệu quả KTXH của dự án trước khi quyết định đầu tư.

- Việc ghi vốn đầu tư hàng năm của nhiều công trình khi chưa được phê duyệt dự án hoặc phê duyệt thiết kế, dự toán, đấu thầu (23% số công trình),… là không theo đúng qui định của Chính phủ về điều kiện được ghi vốn đầu tư và đó là nguyên nhân đã gây ra tình trạng tập trung xây dựng vào cuối năm, chậm giải ngân vốn, thường xuyên phải điều chỉnh dự toán phân bổ vốn đầu tư.Việc điều chỉnh dự án đầu tư, thiết kế, dự toán còn khá phổ biến đã ảnh hưởng không tốt đến thực hiện kế hoạch đầu tư.

- Còn xảy ra tình trạng chạy vốn đầu tư. Việc phân bổ vốn đầu tư chưa được công khai, minh bạch đầy đủ.

Một phần của tài liệu Hoàn thiện công tác phân bổ ngân sách nhà nước Tỉnh Thừa Thiên Huế giai đoạn 2007 – 2010.doc (Trang 78 - 80)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(170 trang)
w